Dịch vụ xin cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận ISO 22000 mới nhất

Dịch vụ làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018 phiên bản mới nhất tại Anpha hoàn thành từ 7 ngày - trọn gói từ 16.000.000đ. Tư vấn ISO 22000 và các thông tin pháp lý liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 miễn phí. Gọi ngay!

Tìm hiểu về chứng chỉ, giấy chứng nhận ISO 22000:2018 mới nhất

  • Chứng nhận ISO 22000:2018 (hay còn gọi là chứng chỉ ISO 22000:2018) dùng để chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động cung ứng thực phẩm;
  • Nhìn chung, chứng nhận ISO 22000:2018 có bản chất tương tự như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận VSATTP do cơ quan nhà nước cấp thì giấy chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi tổ chức chứng nhận ISO dựa trên các điều khoản và tiêu chuẩn ISO; 
  • Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO với các tiêu chí như: tương tác và trao đổi thông tin; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; nguyên tắc thiết lập hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP);
  • Từ ngày 19/06/2021, các doanh nghiệp nếu muốn được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì phải theo tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018.

Dịch vụ làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại Anpha

Các chi phí cần chuẩn bị để được đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 bao gồm:

  • Trọn gói chi phí cấp chứng nhận ISO 22000:2018 lần đầu từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng.
  • Phí duy trì hàng năm: 6.000.000 đồng/năm.

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000:2018: 7 - 15 ngày.

GỌI NGAY

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Khi sử dụng dịch vụ đánh giá, cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 tại Anpha, thông tin bạn cần cung cấp khá đơn giản. 

3 thông tin bạn cần cung cấp:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Công bố chất lượng sản phẩm;
  3. Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.

7 bước để đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm:

  • Bước 1: Đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018; 
  • Bước 2: Tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch đánh giá;
  • Bước 3: Đánh giá hệ thống tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường (nhà xưởng, nơi sản xuất…) so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018;
  • Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận;
  • Bước 5: Đánh giá và giám sát định kỳ;
  • Bước 6: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018;
  • Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận (sau khi hết thời hạn 3 năm).

Lưu ý: 

Tại bước 7, nếu tổ chức, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh cung ứng thực phẩm thì phải làm 1 trong 2 thủ tục sau: đánh giá tái chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc xin giấy phép ATVSTP. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, lĩnh vực như sản xuất rượu, để đơn giản hơn về quy trình, bạn nên chọn đánh giá lại chứng chỉ ISO 22000:2018. 

Với dịch vụ tại Anpha, bạn sẽ được miễn phí tư vấn các quy định, thông tin pháp lý liên quan đến việc đánh giá lại, tái chứng nhận dựa trên trường hợp, ngành nghề của doanh nghiệp. 

GỌI NGAY

Các đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cần chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ bao bì, đóng gói đến chế biến, sản xuất đều có thể làm thủ tục xin chứng chỉ ISO 22000:2018. 

Cụ thể hơn, nếu tổ chức, doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 để có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO:

  1. Nông trại, trang trại, ngư trường;
  2. Hệ thống siêu thị;
  3. Đơn vị chế biến thịt, cá, thức ăn chăn nuôi;
  4. Đơn vị sản xuất bánh mì, ngũ cốc, các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, các loại thực phẩm chức năng...;
  5. Đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh…;
  6. Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như cung cấp thiết bị chế biến, phụ gia, nguyên vật liệu;
  7. Đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, dọn dẹp, vệ sinh, đóng gói…

Các lợi ích khi doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2018

10 ưu điểm từ chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm:

  1. Giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy;
  2. Tạo cơ hội xuất khẩu thế giới;
  3. Cải thiện, phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  4. Được miễn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  5. Được xem xét miễn, giảm các đợt kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm;
  6. Hạn chế tối đa các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe bởi thực phẩm;
  7. Nâng cao mức độ tin cậy trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông;
  8. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO;
  9. Kiểm soát toàn diện mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt dây chuyền sản xuất, cung ứng;
  10. Tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm chưa chứng nhận ISO.

Các lưu ý khác về chứng chỉ ISO 22000:2018

Sau khi được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018, bạn cần lưu ý thêm các quy định sau:

  1. Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn sử dụng 3 năm;
  2. Doanh nghiệp phải đóng phí duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hàng năm;
  3. Sau khi được cấp chứng nhận ISO 2000:2018, chu kỳ giám sát tối thiểu 12 tháng/lần;
  4. Số lần đánh giá giám sát là 2 lần, với các hạng mục đánh giá tương tự như đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 lần đầu.

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018

1. Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi cơ quan nào?

Giấy chứng nhận hay chứng chỉ ISO 22000:2018 được cấp bởi tổ chức cấp chứng nhận ISO. Đây cũng là 1 trong những điểm khác biệt của chứng chỉ ISO 22000 so với giấy chứng nhận VSATTP.


2. Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm những tiêu chí nào?

Các tiêu chí để đánh giá chứng nhận ISO 22000 bao gồm: tương tác và trao đổi thông tin; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; nguyên tắc thiết lập hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).


3. Thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại Anpha gồm những gì?

Khi sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại Anpha, bạn chỉ cần cung cấp: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công bố chất lượng sản phẩm; hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.


4. Dịch vụ xin chứng chỉ ISO tại Anpha bao nhiêu?

Trọn gói dịch vụ làm thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 22000:2018 tại Anpha từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm 6.000.000 đồng phí duy trì mỗi năm. Với dịch vụ tại Anpha, bạn sẽ được tư vấn toàn bộ quy định, tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như các quyền lợi khi được cấp chứng nhận ISO 22000.


5. Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất là gì?

Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất.


6. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 mang lại quyền lợi gì cho doanh nghiệp?

Với chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được khá nhiều quyền lợi như: được miễn giấy phép ATVSTP; giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy; mang đến nhiều cơ hội phát triển ra thị trường thế giới; cải thiện và nâng cao hệ thống quản lý an toàn thực phẩm… Bạn có thể tham khảo thêm các ưu điểm từ giấy chứng nhận ISO 22000


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng dịch vụ, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH