Chủ thể có quyền làm thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài

Ai được xin công văn chấp thuận nhập cảnh bảo lãnh người nước ngoài? Quyền, nghĩa vụ của người bảo lãnh. Hồ sơ, thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam.

Bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là hình thức một cá nhân hay cơ quan, tổ chức đứng ra mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Khi có sự bảo lãnh từ phía cá nhân, tổ chức tại Việt Nam, người nước ngoài sẽ dễ dàng được nhập cảnh vào Việt Nam hơn.

Để bảo lãnh cho người nước ngoài, cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh cần gửi công văn xin nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đề nghị xem xét và chấp thuận cho người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện một trong các mục đích như:

  • Nhập cảnh Việt Nam để du lịch;
  • Nhập cảnh Việt Nam để thăm người thân;
  • Nhập cảnh Việt Nam để làm việc, họp, đầu tư, tham dự hội nghị hội thảo, sửa máy móc...

Có thể bạn quan tâm: 

>> Xin visa nhập cảnh Việt Nam - Chi tiết quy trình & hồ sơ;

>> Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, các cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

  • Tổng Bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
  • Thường trực Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Bộ trưởng và tương đương;
  • Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Tỉnh ủy, thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Cơ quan TW của tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện tổ chức quốc tế thuộc LHQ, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
  • VPĐD, chi nhánh của thương nhân nước ngoài;
  • VPĐD của tổ chức kinh tế, văn hóa và các tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của luật pháp Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước;
  • Người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam còn thời hạn.

Lưu ý:

1) Các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật hoặc theo giấy phép hoạt động được cấp.

2) Đối với công dân Việt Nam đang thường trú trong nước hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam, nếu muốn bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam, cá nhân phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).

Quyền và trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

1. Quyền của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có các quyền như sau:

  1. Được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
  2. Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ/chồng hoặc bảo lãnh vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
  3. Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được phép bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Theo Khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh được quy định cụ thể như sau:

  1. Phải làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú theo đúng quy định;
  2. Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài mà mình đã mời, bảo lãnh;
  3. Phối hợp với cơ quan chức năng về việc quản lý hoạt động của người nước ngoài, nhằm đảm bảo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian người đó tạm trú tại Việt Nam;
  4. Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành các quy định của pháp luật và tôn trọng về truyền thống văn hóa, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
  5. Phối hợp với cơ sở lưu trú để thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
  6. Thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực có quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
  7. Trường hợp người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng người bảo lãnh không còn nhu cầu bảo lãnh thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý XNC, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

Như vậy, chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài mà mình đã mời, bảo lãnh.

>> Tìm hiểu thêm: Quy định và cách đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Thủ tục bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài - xin công văn nhập cảnh

Để bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân/tổ chức thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý XNC kèm theo hồ sơ xin cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh;
  • Bước 2: Gửi văn bản đề nghị cấp thị thực (visa nhập cảnh) cho người nước ngoài tại Cục Quản lý XNC, đề nghị xem xét, giải quyết;
  • Bước 3: Nhận văn bản trả lời của Cục Quản lý XNC;
  • Bước 4: Thông báo cho người nước ngoài làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan quản lý XNC Việt Nam xem xét, giải quyết và trả lời về đề nghị của cá nhân/tổ chức, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cấp thị thực cho người nhập cảnh.

Lưu ý:

1) Trường hợp bên bảo lãnh đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý XNC xem xét và giải quyết trong thời hạn từ 12 giờ và tối đa không quá 3 ngày làm việc, tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 18 Luật số 47/2014/QH2013.

2) Nếu bên bảo lãnh đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân/tổ chức phải thanh toán cước phí thông báo cấp thị thực cho cơ quan quản lý XNC.

Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài;

>> Thủ tục xin cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài.

Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

1. Bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là hình thức một cá nhân hay cơ quan, tổ chức đứng ra mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Khi có sự bảo lãnh từ phía cá nhân, tổ chức tại Việt Nam, người nước ngoài sẽ dễ dàng được nhập cảnh vào Việt Nam hơn.

2. Những chủ thể nào được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam?

Những cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được phép mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

>> Tham khảo chi tiết: Chủ thể được bảo lãnh nhập cảnh.

3. Muốn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì phải làm gì trước tiên?

Để bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, cá nhân/tổ chức bảo lãnh cần gửi công văn xin nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đề nghị xem xét và chấp thuận cho người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam.

4. Quyền của cá nhân, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có các quyền như sau:

  1. Được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
  2. Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ/chồng hoặc bảo lãnh vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
  3. Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được phép bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

5. Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện thăm thân?

Công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước và người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam được phép bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm thân nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người nước ngoài (ví dụ: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH