Nhờ đứng tên giám đốc trung tâm ngoại ngữ - được không?

Đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh thành lập trung tâm ngoại ngữ có chịu trách nhiệm pháp lý? Quyền hạn & nghĩa vụ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ?

Quy định chung về việc thành lập trung tâm ngoại ngữ

Cá nhân hoặc tổ chức khi có nhu cầu mở cơ sở đào tạo về ngoại ngữ (thuộc lĩnh vực giáo dục) thì phải tiến hành thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được thành lập và hoạt động hợp pháp.

Sau khi được cấp phép thành lập và hoạt động, trung tâm ngoại ngữ tiến hành các công tác tuyển sinh và đào tạo theo nội dung được cấp phép dưới sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật.

Tham khảo bài viết liên quan:

>> Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ;

>> Dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Quy định về người đứng tên thành lập trung tâm ngoại ngữ

Người đứng tên thành lập trung tâm ngoại ngữ chính là người đại diện theo pháp luật của trung tâm. Mặt khác theo quy định, giám đốc trung tâm ngoại ngữ chính là người đứng đầu trung tâm, trực tiếp điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm.

Vậy nên, để đứng tên mở trung tâm ngoại ngữ, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Cụ thể quy định như sau:

  1. Là người có nhân thân tốt;
  2. Có năng lực quản lý;
  3. Đảm bảo được 1 trong 2 yếu tố:
    • Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ;
    • Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sử dụng cho Việt Nam hoặc tương đương.
  4. Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (tối thiểu 3 năm);
  5. Không thuộc nhóm đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (do trung tâm ngoại ngữ có tư cách pháp nhân).

Lưu ý:

Một số quy định khác về giám đốc trung tâm ngoại ngữ như sau:

  1. Nhiệm kỳ giám đốc trung tâm ngoại ngữ là 5 năm;
  2. Giám đốc trung tâm ngoại ngữ được bổ nhiệm bởi cơ quan cấp phép thành lập;
  3. Giám đốc trung tâm ngoại ngữ tư thục và trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận bởi cơ quan cho phép thành lập.

Tham khảo bài viết liên quan:

>> Điều kiện làm giám đốc trung tâm ngoại ngữ;

>> Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ;

>> Điều kiện làm giáo viên dạy trung tâm ngoại ngữ.

Nhờ đứng tên giám đốc để mở trung tâm ngoại ngữ được không?

Xét theo quy định, điều kiện trên thì người đại diện theo pháp luật (người đứng tên trung tâm ngoại ngữ) không nhất thiết phải là người góp vốn thành lập trung tâm. Vậy nên, bạn có thể nhờ đứng tên giám đốc để mở trung tâm ngoại ngữ, tuy nhiên cá nhân đó phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ theo quy định.

Khi đó, người đứng tên giùm để mở trung tâm ngoại ngữ sẽ giữ chức vụ giám đốc của trung tâm, là người đại diện theo pháp luật của trung tâm, tức là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trung tâm ngoại ngữ (người đứng tên)

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học được ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trung tâm ngoại ngữ được quy định cụ thể như sau:

1. Nhiệm vụ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ

  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả các nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ;
  • Chịu trách nhiệm thành lập và bổ nhiệm nhân sự các trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và các hội đồng tư vấn theo nội quy trung tâm;
  • Quản lý giáo viên, cán bộ nhân viên và học viên của trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Quyền hạn của giám đốc trung tâm ngoại ngữ

  • Ra quyết định hoặc đề nghị việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học viên trong phạm vi được phân cấp quản lý;
  • Quản lý tài chính và tài sản của trung tâm ngoại ngữ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm và theo quy định của pháp luật;
  • Cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ do trung tâm tổ chức;
  • Cấp chứng chỉ hoàn thành các chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ khi trung tâm có đủ điều kiện theo quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Trực tiếp tổ chức lựa chọn hoặc xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo, tài liệu dạy học đáp ứng với nhu cầu của người học;
  • Được theo học các lớp chuyên môn, các lớp nghiệp vụ nâng cao trình độ và được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi khi đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh trung tâm ngoại ngữ

1. Mở trung tâm ngoại ngữ (thành lập trung tâm ngoại ngữ) là gì?

Thành lập trung tâm ngoại ngữ là thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước đối với cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mở cơ sở đào tạo về ngoại ngữ. 

Trung tâm ngoại ngữ thuộc lĩnh vực giáo dục, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để được phép thành lập và hoạt động hợp pháp thì trung tâm cần đảm bảo có đủ các điều kiện mà luật đề ra. 

>> Xem thêm: Điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ.

2. Người đứng tên trung tâm ngoại ngữ là ai?

Theo quy định của pháp luật, giám đốc trung tâm ngoại ngữ chính là người đứng đầu trung tâm, trực tiếp điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm.

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ chính là người đứng tên thành lập trung tâm ngoại ngữ.

3. Điều kiện trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ là gì?

Điều kiện trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ được quy định cụ thể như sau:

  1. Có nhân thân tốt;
  2. Có năng lực quản lý;
  3. Có bằng cấp theo quy định;
  4. Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (tối thiểu 3 năm);
  5. Không thuộc nhóm đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (do trung tâm ngoại ngữ có tư cách pháp nhân).

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

4. Nhờ người khác đứng tên giùm để mở trung tâm ngoại ngữ được không?

Được. Người đại diện theo pháp luật của trung tâm (người đứng tên trung tâm) không nhất thiết phải là người góp vốn thành lập trung tâm. Tuy nhiên, người đứng tên giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

5. Đứng tên giùm trên giấy phép kinh doanh trung tâm ngoại ngữ có rủi ro gì không?

Có. Người đứng tên giùm để mở trung tâm ngoại ngữ sẽ là người nắm giữ chức vụ giám đốc của trung tâm, là người đại diện theo pháp luật của trung tâm nên phải chịu 100% trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý về mọi hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

6. Nhiệm vụ của người đứng tên trung tâm ngoại ngữ là gì?

Người đứng tên trung tâm ngoại ngữ (giám đốc trung tâm) có nhiệm vụ như sau:

  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả các nhiệm vụ của trung tâm;
  • Chịu trách nhiệm thành lập và bổ nhiệm nhân sự các trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và các hội đồng tư vấn theo nội quy trung tâm;
  • Quản lý giáo viên, cán bộ nhân viên và học viên của trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT và các quy định của pháp luật có liên quan.

>> Tham khảo chi tiết: Nhiệm vụ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH