Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đối với doanh nghiệp như thế nào? Anpha sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và hữu ích nhất trong bài viết này.
Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm rõ các thông tin sau đây:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật có thể đảm nhiệm các chức danh khác nhau. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định rõ trong điều lệ công ty.
1. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên
-
Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật có thể đứng các chức danh sau: Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc....
-
Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật có thể đứng các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc...
2. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Đối với công ty TNHH 2 thành viên, người đại diện theo pháp luật có thể đứng các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc…
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể đứng các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc chức vụ khác quy định trong điều lệ công ty.
4. Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là thành viên hợp danh, giữ chức vụ hoặc đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc...
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Khác với các loại hình doanh nghiệp trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân chính là chủ doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp;
-
Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty;
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
Theo Khoản 1 Điều 13 luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
-
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
-
Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
-
Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp;
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
-
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
-
Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
-
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
-
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
-
Tuyển dụng lao động;
-
Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
-
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có thể vừa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc. Khi đó, ngoài quyền và nghĩa vụ theo chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật còn có quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cụ thể như sau:
-
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Thay mặt Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
-
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
-
Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
-
Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
-
Đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là người có thể đảm nhiệm một trong các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty.
Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc chức danh khác quy định theo Điều lệ công ty.
Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm sau:
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên.
Có thể, nhưng hợp đồng lao động không được quá 05 năm.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân đủ điều kiện có thể đứng tên làm người đại diện theo theo pháp luật cho nhiều công ty.
Trên đây, Anpha đã đưa ra những thông tin cơ bản và đầy đủ về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, để được hỗ trợ chi tiết hơn về người đại diện theo pháp luật tương ứng từng loại hình công ty, bạn hãy liên hệ cho Anpha để được tư vấn thêm.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT