NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN của doanh nghiệp là gì?

Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp là gì? Quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền đối với doanh nghiệp được quy định thế nào?

Doanh nghiệp có thể góp vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH nhiều thành viên hoặc mua cổ phần của 1 công ty khác. Khi doanh nghiệp là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của công ty khác, thì sẽ nảy sinh nhu cầu ủy quyền cho người khác để quản lý phần vốn góp/cổ phần của họ trong công ty. Sau đây, hãy cùng Anpha tìm hiểu những thông tin cần thiết về người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Người đại diện theo ủy quyền là gì?

Định nghĩa:

  • Người đại diện theo ủy quyền là người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị/chủ sở hữu…Chức danh, quyền và nghĩa vụ sẽ được quy định rõ trong văn bản ủy quyền.

  • Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

  • Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

  • Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Văn bản ủy quyền cho người đại diện

Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. 

Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

  • Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

  • Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền

Nội dung danh sách người đại diện theo ủy quyền bao gồm:

Mẫu danh sách người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung như sau:

  • Chủ sở hữu/cổ đông là tổ chức nước ngoài;

  • Tên người đại diện theo ủy quyền;

  • Ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc;

  • Chỗ ở hiện nay;

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

  • Số, ngày, cơ quan cấp CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác;

  • Vốn được ủy quyền bao gồm: tổng giá trị vốn được đại diện, tỷ lệ và thời điểm đại diện phần vốn;

  • Chữ ký của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật.

Lưu ý khi lập danh sách người đại diện theo ủy quyền:

  • Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo ủy quyền;

  • Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn vào công ty cổ phần cũng cần có người đại diện theo ủy quyền;

  • Tổ chức là thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện theo ủy quyền;

  • Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện theo ủy quyền;

  • Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Nếu không xác định thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền

Theo quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức có trách nhiệm sau:

  • Nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

  • Có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện

  • Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện do vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.

Các câu hỏi thường gặp

Công ty TNHH 2 thành viên không bị giới hạn số lượng người đại diện theo ủy quyền.

Có. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của người đại diện theo ủy quyền gây ra theo nội dung được quy định trên văn bản ủy quyền.

Có. Trường hợp người đại diện theo ủy quyền hiện tại không còn đủ điều kiện để tiếp tục công việc, doanh nghiệp có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền.

Trên đây là những thông tin Anpha cung cấp cho bạn về người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Nếu còn điều gì vướng mắc hoặc cần thêm thông tin, bạn hãy gọi ngay cho Anpha để được hỗ trợ.

Gọi cho chúng tôi theo số 0938.268.123 (TP. HCM) hoặc 0984.477.711 (Hà Nội) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH