Thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp - xóa án tích đương nhiên

Tìm hiểu thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp (trường hợp đương nhiên xóa án tích), điều kiện xóa án tích và lệ phí làm lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.

Xóa án tích là gì?

Xóa án tích được hiểu là sau khi chấp hành xong bản án của Tòa án và trải qua một thời hạn cụ thể theo luật định, nếu người bị kết án đáp ứng được các điều kiện của pháp luật thì người đó sẽ được xóa án tích.

Sau khi xóa án tích, người từng bị kết án được coi là không có án tích.

>> Xem chi tiết: Xóa án tích là gì?

Các hình thức xóa án tích theo quy định hiện hành

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, có 3 hình thức xóa án tích hiện hành, bao gồm: 

  • Xóa án tích trường hợp đương nhiên được xóa án tích;
  • Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;
  • Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Tham khảo chi tiết: 

>> Các hình thức xóa án tích;

>> Đương nhiên xóa án tích là gì?

Sở Tư pháp xác nhận xóa án tích cho người bị kết án trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền xác nhận xóa án tích cho người bị kết án tương ứng với các hình thức xóa án tích hiện hành như sau:

  • Người thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích: Nộp hồ sơ xóa án tích tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi mình thường trú để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận bản thân không có án tích;
  • Người thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án: Nộp hồ sơ xin xóa án tích cho cơ quan Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án để làm thủ tục xóa án tích;
  • Đối với xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người đó gửi đề nghị xóa án tích tới Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

➧ Như vậy, Sở Tư pháp sẽ thực hiện thủ tục xóa án tích cho công dân trong trường hợp người bị kết án đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Theo đó, Sở Tư pháp tiến hành cấp phiếu lý lịch tư pháp chứng minh không có án tích khi nhận được yêu cầu của công dân.

Hồ sơ, thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp trường hợp đương nhiên xóa án tích

Cách xóa án tích tại Sở Tư pháp, tức là xóa án tích cho trường hợp đương nhiên được xóa án tích được thực hiện theo quy trình sau:

➤ Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy xác nhận xóa án tích

Hồ sơ xin xóa án tích tại Sở Tư pháp (xin cấp phiếu lý lịch tư pháp) gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định;
  2. Bản sao CMND/CCCD của người bị kết án;
  3. Giấy chứng nhận người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp;
  4. Giấy xác nhận đã hoàn thành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt do cơ quan thi hành án dân sự cấp;
  5. Giấy chứng nhận không thực hiện hành vi phạm tội mới trong quá trình thi hành án do công an cấp huyện, nơi người bị kết án thường trú cấp.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Lưu ý:

1. Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay có 2 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Cả 2 loại phiếu đều có giá trị chứng minh cá nhân không có án tích. Bạn nên tìm hiểu về 2 loại giấy lý lịch tư pháp này để biết bản thân nên xin loại giấy nào cho phù hợp với nhu cầu.

2. Công dân được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì phải tự làm.

3. Nếu người bị kết án không phải là người trực tiếp nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 mà ủy quyền cho người khác làm, cá nhân cần bổ sung văn bản ủy quyền hợp pháp vào hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp. 

Tham khảo chi tiết:

>> Phiếu lý lịch tư pháp số 1;

>> Phiếu lý lịch tư pháp số 2;

>> Thủ tục xóa án tích đương nhiên;

>> Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

➤ Bước 2: Nộp lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích

Sau khi nộp hồ sơ làm thủ tục đương nhiên xóa án tích, người bị kết án nộp lệ phí làm lý lịch tư pháp xác nhận bản thân không có án tích theo quy định cho cơ quan tiếp nhận.

➤ Bước 3: Nhận phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích do Sở Tư pháp cấp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009, nếu xét thấy người đó có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định, Sở Tư pháp thực hiện:

  • Cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích cho cá nhân;
  • Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là trong vòng 5 - 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người bị kết án;
  • Trường hợp cần xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án, thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp là không quá 15 ngày.

Điều kiện xóa án tích tại Sở Tư pháp (điều kiện đương nhiên được xóa án tích)

Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án đủ điều kiện đương nhiên được Sở Tư pháp xác nhận xóa án tích (cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích) khi đáp ứng được các điều sau:

  1. Đã đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án;
  2. Bị kết án không phải các tội danh sau:
  3. Đáp ứng 1 trong 2 điều bên dưới:
    • Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo kết thúc, người bị kết án chấp hành xong hình phạt bổ sung, quyết định khác của Tòa án và không vi phạm tội mới trong thời hạn quy định (*);
    • Kể từ lúc hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án không vi phạm tội mới trong thời hạn quy định (*).

(*) Thời hạn quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hạn Áp dụng đối với hành vi phạm tội
1 năm Tội bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ
2 năm Tội bị phạt tù đến 5 năm
3 năm Tội bị phạt tù trên 5 - 15 năm
5 năm Tội bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án

Như vậy, nếu người bị kết án đáp ứng được các điều khoản kể trên thì đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích mà không cần Tòa án ra quyết định xóa án tích.

Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích

Lệ phí mà công dân phải nộp khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp xác minh bản thân không có án tích được quy định tại Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng Mức đóng

- Sinh viên

- Thân nhân của liệt sĩ

- Người có công với cách mạng

100.000 đồng/lần/người
- Những đối tượng còn lại 200.000 đồng/lần/người
Trường hợp người bị kết án yêu cầu cấp trên 2 phiếu lý lịch tư pháp trong cùng một lần thì lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi là 5.000 đồng/phiếu.

Lưu ý:

Lệ phí này là lệ phí xin cấp lý lịch tư pháp để chứng minh tình trạng án tích, không phải là lệ phí xóa án tích. Cá nhân xin xóa án tích không phải nộp lệ phí xóa án tích trừ trường hợp đề nghị Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xóa án tích.

Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp

1. Sở Tư pháp có thẩm quyền xóa án tích cho người bị kết án trong trường hợp nào?

Sở Tư pháp sẽ thực hiện thủ tục xóa án tích cho công dân trong trường hợp người bị kết án đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

2. Thủ tục xin xó a án tích tại Sở Tư pháp có phải là thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp không?

Phải. Khi người bị kết án có nhu cầu xin xác nhận xóa án tích (trong trường hợp đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích) thì nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận “Không có án tích” tại Sở Tư pháp, nơi cá nhân thường trú.

Tìm hiểu thêm:

>> Thủ tục làm lý lịch tư pháp;

>> Điều kiện đương nhiên xóa án tích.

3. Hồ sơ xin xác nhận xóa án tích (cấp phiếu lý lịch tư pháp) tại Sở Tư pháp gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ xin xóa án tích tại Sở Tư pháp (xin cấp phiếu lý lịch tư pháp) gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định;
  2. Bản sao CMND/CCCD của người bị kết án;
  3. Giấy chứng nhận người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp;
  4. Giấy xác nhận đã hoàn thành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt do cơ quan thi hành án dân sự cấp;
  5. Giấy chứng nhận không thực hiện hành vi phạm tội mới trong quá trình thi hành án do công an cấp huyện, nơi người bị kết án thường trú cấp.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai lý lịch tư pháp.

4. Thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp thực hiện như thế nào?

Thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp, tức là xóa án tích cho trường hợp đương nhiên được xóa án tích được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy xác nhận xóa án tích (giấy lý lịch tư pháp);
  • Bước 2: Nộp lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích;
  • Bước 3: Nhận phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xóa án tích tại Sở Tư pháp.

5. Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích tại Sở Tư pháp là bao nhiêu?

Lệ phí mà công dân phải nộp khi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp từ 100.000 - 200.000 đồng tùy vào đối tượng xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

>> Tham khảo chi tiết: Lệ phí làm lý lịch tư pháp (cho từng đối tượng cụ thể).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH