Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân và các điều cần biết - Mới 2024

Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Tìm hiểu: ý nghĩa giấy lý lịch tư pháp, các loại lý lịch tư pháp, cơ quan cấp và thời hạn lý lịch tư pháp, lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp là gì? Phân loại phiếu lý lịch tư pháp

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định, lý lịch tư pháp cá nhân là:

  • Lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án;
  • Quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về án tích của cá nhân;
  • Tình trạng thi hành án của cá nhân;
  • Thông tin về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp/HTX trong trường hợp HTX/doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Đây là loại giấy tờ bắt buộc cần phải có khi thực hiện các thủ tục hành chính mà pháp luật yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp.

>> Danh mục thủ tục hành chính yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp.

Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại là: phiếu lý lịch tư pháp số 1phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm:

Loại phiếu lý lịch tư pháp Đối tượng được cấp
Phiếu lý lịch tư pháp số 1

- Cá nhân là người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam;

- Cá nhân là công dân Việt Nam;

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

- Cơ quan tiến hành tố tụng;

- Cá nhân là công dân Việt Nam;

- Cá nhân là người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam.

Theo quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết được lý lịch tư pháp của mình. Còn trong các trường hợp bình thường, không có gì đặc biệt thì sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Tìm hiểu chi tiết:

>> Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì?

>> Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Ý nghĩa của giấy lý lịch tư pháp cá nhân

Lý lịch tư pháp cá nhân (hay giấy xác nhận không tiền án tiền sự) mang những mục đích và ý nghĩa sau đây:

  1. Giấy tư pháp cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập công ty, doanh nghiệp, HTX trong trường hợp doanh nghiệp, HTX bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  2. Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xóa án tích của cá nhân, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập với cộng đồng;
  3. Lý lịch tư pháp cá nhân hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng;
  4. Giấy tư pháp hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX.

Nội dung thể hiện trên phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp cá nhân thể hiện những thông tin, nội dung sau:

  1. Thông tin của người xin cấp phiếu lý lịch tư pháp như: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, số CMND/CCCD/hộ chiếu, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú; họ và tên của cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp giấy lý lịch tư pháp;
  2. Tình trạng án tích của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  3. Thông tin chi tiết về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX đối với người được cấp lý lịch tư pháp.

Nội dung trên lý lịch tư pháp được chịu trách nhiệm bởi Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký phiếu lý lịch tư pháp.

Làm lý lịch tư pháp ở đâu? Cơ quan cấp lý lịch tư pháp

Tùy vào đối tượng yêu cầu cấp lý lịch tư pháp mà nơi nộp hồ sơ cũng như cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là khác nhau, cụ thể quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:

➤ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp
  1. Công dân Việt Nam nhưng không xác định được nơi thường trú/tạm trú;
  2. Người nước ngoài đã từng sinh sống tại Việt Nam.
➤ Sở Tư pháp nơi cá nhân thường trú/tạm trú
  1. Công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài;
  2. Công dân Việt Nam đang thường trú/tạm trú ở Việt Nam;
  3. Người nước ngoài hiện đang cư trú ở Việt Nam.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp.

Thời hạn lý lịch tư pháp cá nhân được cấp

Luật Lý lịch tư pháp 2009 hiện nay cùng các văn bản về quy định, hướng dẫn thi hành, thực hiện luật về lý lịch tư pháp không có quy định cụ thể thời hạn sử dụng (giá trị sử dụng) của phiếu lý lịch tư pháp được cấp.

Tuy nhiên, thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp vẫn được quy định cụ thể tại các văn bản luật khác nhau tùy thuộc vào tính chất, lĩnh vực quản lý được quy định trong văn bản luật đó.

Một số ví dụ về thời hạn hiệu lực (hạn sử dụng) của giấy tư pháp cá nhân được cấp đối với các thủ tục hành chính khác nhau có quy định bắt buộc về phiếu lý lịch tư pháp:

Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Văn bản luật quy định

Thời hạn sử dụng

Xin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Thông tư 197/2015/TT-BTC

6 tháng

Xin cấp/gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Nghị định 152/2020/NĐ-CP

6 tháng

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán

Nghị định 155/2020/NĐ-CP

6 tháng

Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức khoa học và công nghệ

Thông tư 03/2014/TT-BKHCN

12 tháng

Đăng ký nhận con nuôi trong nước

Nghị định 19/2011/NĐ-CP

6 tháng

Đăng ký nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài

Nghị định 19/2011/NĐ-CP

12 tháng

Xin nhập/thôi quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc tịch 2008

90 ngày

Lệ phí làm lý lịch tư pháp

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định về lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện nay là:

Mức lệ phí Đối tượng áp dụng
100.000 đồng/lần/người

- Sinh viên;

- Người có công với cách mạng;

- Thân nhân liệt sĩ (cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).

200.000 đồng/lần/người - Các đối tượng còn lại.

Trong trường hợp người yêu cầu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 phiếu trong cùng một lần thì phí cấp phiếu lý lịch tư pháp từ phiếu thứ 3 trở đi là 5.000 đồng/phiếu.

Trường hợp bị từ chối cấp giấy lý lịch tư pháp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009, phiếu/giấy lý lịch tư pháp bị từ chối cấp trong những trường hợp sau:

  1. Việc cấp lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp;
  2. Người trực tiếp nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân khác nhưng không đủ điều kiện theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
  3. Giấy tờ đi kèm tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trong trường hợp này, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do về việc từ chối cấp lý lịch tư pháp.

Các câu hỏi thường gặp về giấy lý lịch tư pháp cá nhân

1. Xin lý lịch tư pháp ở đâu?

Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ làm thủ tục xin lý lịch tư pháp tại 1 trong 2 cơ quan sau:

  1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp;
  2. Sở Tư pháp nơi người được cấp lý lịch tư pháp thường trú/tạm trú.

>> Xem chi tiết: Xin lý lịch tư pháp ở đâu? - cho từng đối tượng xin cấp LLTP cụ thể.

2. Lý lịch tư pháp có mấy loại?

Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại là: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

3. Công dân Việt Nam bình thường xin cấp lý lịch tư pháp số 1 hay số 2?

Theo quy định, công dân Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết được lý lịch tư pháp của mình. Còn trong các trường hợp bình thường, không có gì đặc biệt thì sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Tìm hiểu thủ tục:

>> Làm lý lịch tư pháp số 1;

>> Làm lý lịch tư pháp số 2.

4. Thời hạn cấp lý lịch tư pháp bao lâu?

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp hợp lệ, đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý và trả kết quả trong vòng 10 - 15 ngày làm việc.

5. Lệ phí cấp lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước để xin cấp lý lịch tư pháp từ 100.000 - 200.000 đồng tùy vào đối tượng được cấp lý lịch tư pháp.

>> Xem chi tiết: Lệ phí làm lý lịch tư pháp - đối với từng đối tượng.

6. Thời hạn của lý lịch tư pháp là bao lâu (giá trị sử dụng)? 

Mỗi giấy lý lịch tư pháp cá nhân có thời hạn sử dụng khác nhau tùy vào thủ tục hành chính yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp mà người đó thực hiện. Ví dụ như:

  • LLTP trong hồ sơ xin giấy phép lao động: 6 tháng;
  • LLTP trong hồ sơ đăng ký nhận con nuôi trong nước: 6 tháng;
  • LLTP trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: 90 ngày;
  • LLTP trong hồ sơ làm thẻ thường trú cho người nước ngoài: không quy định thời hạn…

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH