Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 - Điểm khác nhau

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khác gì phiếu lý lịch tư pháp số 1? Tại bài viết này, Anpha sẽ so sánh chi tiết qua mẫu lý lịch tư pháp số 1 và mẫu lý lịch tư pháp số 2.

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp nói chung là phiếu ghi nhận các án tích, quyết định xử phạt của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án. Đồng thời, phiếu lý lịch tư pháp còn thể hiện quyền quản lý, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã của cá nhân đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án tuyên bố phá sản.  

Dưới đây là mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 và mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2. Dựa vào mẫu này, bạn có thể phần nào nắm được điểm khác nhau của 2 loại phiếu.

Xem chi tiết:

>> Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1;

>> Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

1. Nội dung thể hiện trên từng loại phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Thông tin cá nhân người được cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Án tích hiện hữu (chưa xóa)
  • Thông tin cá nhân người được cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Họ tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Đầy đủ các án tích (đã xóa, chưa xóa)
  • Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ , thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX 


2. Nơi cấp phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay, 2 cơ quan đủ thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp. 

Cơ quan cấp lý lịch tư pháp không phụ thuộc vào loại phiếu lý lịch tư pháp mà dựa trên đối tượng và mục đích làm thủ tục xin lý lịch tư pháp, cụ thể:

Sở Tư pháp: 

  • Công dân Việt Nam đang sống tại nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống tại Việt Nam.

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp:

  • Người nước ngoài đã sống tại Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam không xác định được địa chỉ tạm trú, thường trú.

Trên thực tế, hầu hết thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp đều có thể nộp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, nếu bạn đăng ký thường trú/tạm trú tại khu vực nào thì nên nộp tại Sở Tư pháp khu vực đấy. 

Ví dụ: Bạn sống tại TP. HCM và hộ khẩu tại TP. HCM thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp TP. HCM sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. 

3. Đối tượng đăng ký phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Công dân Việt Nam
  • Người nước ngoài đã/đang sống tại Việt Nam
  • Tổ chức, cơ quan nhà nước
  • Cá nhân là người Việt Nam/người nước ngoài
  • Cơ quan tiến hành tố tụng

 
4. Mục đích làm thủ tục đăng ký phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Phục vụ công tác quản lý nhân sự
  • Tình trạng thành lập, quản lý doanh nghiệp, HTX
  • Phục vụ công tác điều tra, truy tố…
  • Thể hiện lý lịch tư pháp cá nhân


Theo kinh nghiệm làm phiếu lý lịch tư pháp của Anpha, các trường hợp cần làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 chẳng hạn:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: tài xế công nghệ (Grab, Bee, Goviet, Gojek…), shipper Now, hồ sơ xin việc, thi công chức…;

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: đăng ký kết hôn với người nước ngoài, định cư tại nước ngoài, du học sinh, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, các hoạt động điều tra, xét xử, truy tố... 

5. Ủy quyền thực hiện

Như đã chia sẻ, phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện đầy đủ các án tích, bao gồm cả những án tích đã xóa. Vì tính chất đặc thù của phiếu lý lịch tư pháp số 2 và nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được thực hiện ủy quyền.

Lưu ý

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1, ngoài cha, mẹ, vợ, chồng, trong trường hợp cá nhân đang sống tại nước ngoài hoặc không thể trực tiếp làm hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp thì phải làm ủy quyền cho người khác thực hiện. 

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 2 và số 1 của Anpha

Sau nhiều năm làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp, Anpha lưu ý bạn các vấn đề sau:

1. Xác định loại phiếu lý lịch tư pháp

Dựa vào mục đích làm lý lịch tư pháp (đi làm, định cư nước ngoài…) mà bạn làm thủ tục đăng ký phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2. Vậy nên, để tránh mất thời gian, bạn cần xác nhận loại phiếu lý lịch tư pháp mà cơ quan, tổ chức yêu cầu là phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2 trước khi làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

2. Thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp 

Theo như mẫu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 Anpha chia sẻ, nội dung trên phiếu không thể hiện thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong vòng 6 tháng. 

Các câu hỏi thường gặp về lý lịch tư phấp số 1 và số 2

1. Lý lịch tư pháp kết hôn với người nước ngoài là phiếu số mấy?

Để kết hôn với người nước ngoài, bạn làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tùy vào đối tượng xin cấp mà hồ sơ làm lý lịch tư pháp nộp tại Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú/tạm trú hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

  Xem thêm: Cách làm lý lịch tư pháp số 2.


2. Điểm khác nhau của phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau các điểm sau: nội dung thể hiện trên phiếu, quyền ủy quyền thực hiện, đối tượng và mục đích xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Bạn tham khảo chi tiết từng hạng mục so sánh tại bài viết này.


3. Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 2 của Anpha

Với kinh nghiệm làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 nói riêng và lý lịch tư pháp nói chung, Anpha nhận thấy hầu hết khách hàng khi tự thực hiện thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp đều gặp phải những khó khăn như: 

  • Không xác định được nơi nộp hồ sơ;
  • Không xác định được loại phiếu lý lịch tư pháp (số 1 hay số 2);
  • Không phân biệt được các loại giấy tờ như: giấy xác nhận hạnh kiểm, giấy xác nhận không tiền án tiền sự, giấy xác nhận dân sự…

4. Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1?

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện đầy đủ các án tích (đã xóa và chưa xóa), chính vì lý do này mà phiếu lý lịch tư pháp số 2 không thể thực hiện ủy quyền nhằm đảm bảo quyền cá nhân. Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn có vài điểm khác biệt so với phiếu lý lịch tư pháp số 1 về đối tượng và mục đích cấp phiếu. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết này.


5. Lý lịch tư pháp có làm hộ được không?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Được thực hiện ủy quyền. Ngoài cha, mẹ, vợ, chồng không cần làm ủy quyền vẫn có thể làm hộ thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Không thể thực hiện ủy quyền. 


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

3 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH