Đương nhiên được xóa án tích là gì? Các quy định về xóa án tích đương nhiên bao gồm: điều kiện xóa án tích, thời gian xóa án tích & thẩm quyền xóa án tích...
Đương nhiên được xóa án tích là gì?
Đương nhiên xóa án tích được hiểu là đến một thời hạn theo quy định của pháp luật, người bị kết án đã chấp hành xong đầy đủ các quyết định của bản án (hình phạt chính, hình phạt bổ sung, thời gian thử thách đối với án treo hoặc hết thời hiệu thi hành án).
Đồng thời, người bị kết án không có hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định thì người đó đương nhiên được xóa án tích mà không cần Tòa án ra quyết định xóa án tích.
Đối tượng đương nhiên được xóa án tích
Đối tượng đương nhiên được xóa án tích là những người bị kết án không phải phạm về các tội sau:
Khi người bị kết án không thuộc 2 đối tượng kể trên đã chấp hành xong bản án về hình phạt chính, xong thời gian thi hành án treo hoặc thời hiệu thi hành án đã hết, đồng thời thuộc 1 trong 2 trường hợp sau thì người đó đương nhiên được xóa án tích.
➧ Trường hợp 1: Người bị kết án được xóa án tích đương nhiên nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian quy định, cụ thể như sau:
Thời hạn xóa án tích |
Đối tượng áp dụng |
1 năm |
Người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo |
2 năm |
Người bị phạt tù đến 5 năm |
3 năm |
Người bị phạt tù từ trên 5 năm đến 15 năm |
5 năm |
Người bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng được giảm án |
Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung thuộc các đối tượng:
- Là quản chế;
- Bị cấm cư trú, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm đảm nhiệm chức vụ;
- Bị tước một số quyền công dân mà thời hạn chấp hành dài hơn thời hạn được xem xét xóa án tích kể trên.
Thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ được tính kể từ thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
➧ Trường hợp 2: Người bị kết án được xóa án tích đương nhiên nếu kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tương tự như trường hợp 1 kể trên.
Như vậy, để được đương nhiên xóa án tích thì người bị kết án phải nghiêm túc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án (nếu có) và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn tương ứng kể trên (quy định tại Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015).
Cách tính thời hạn xóa án tích
Cách tính thời hạn để xóa án tích, thời hạn xóa tiền sự được quy định tại Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Trường hợp |
Thời hạn xóa án tích |
Người bị kết án thuộc trường hợp xóa án tích quy định tại Điều 70, Điều 71 BLHS 2015 |
Căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên án |
Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật |
Tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc xong thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc tính từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành |
Người bị kết án phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án và có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích |
Việc xóa án tích được thực hiện theo quyết định của Tòa án (quy định tại Điều 71 BLHS 2015) |
Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (tức là đã chấp hành xong hình phạt) |
Tính từ thời điểm chấp hành xong hình phạt (bản án hết thời hiệu thi hành) |
Làm thủ tục đương nhiên xóa án tích ở đâu?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp) có trách nhiệm như sau:
- Cập nhật nội dung, thông tin về tình hình án tích của người bị kết án;
- Thực hiện cấp giấy lý lịch tư pháp xác nhận “không có án tích” cho người bị kết án khi nhận được yêu cầu (nếu người đó đáp ứng được điều kiện xóa án tích theo quy định).
Mặt khác, tại Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về nơi nộp hồ sơ, làm thủ tục xóa án tích tương ứng với các hình thức xóa án tích như sau:
Hình thức xóa án tích |
Nơi nộp hồ sơ xin xóa án tích |
Xóa án tích đương nhiên |
Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi người bị kết án thường trú |
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án |
Cơ quan Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án |
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt |
Cơ quan Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án |
➨ Như vậy, nếu người bị kết án có yêu cầu xác nhận về việc “không có án tích”, khi có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thực hiện thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi mình thường trú.
Lưu ý:
1) Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay có 2 loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
2) Cá nhân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc phiếu lý lịch tư pháp số 2 để xác nhận bản thân không có án tích.
3) Người bị kết án đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp số 1 thì được xác nhận “không có án tích”. Còn nếu yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp số 2 thì được xác nhận “không có án tích”, trong đó ghi đầy đủ các án tích đã được xóa, quyết định của Tòa án, thời điểm xóa án tích và các thông tin khác của bản án.
Thời gian làm thủ tục đương nhiên xóa án tích
Theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, trong thời hạn từ 5 - 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người bị kết án, nếu xét thấy người đó có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích cho công dân.
Trường hợp cần phải xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích của người bị kết án, thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích không quá 15 ngày.
>> Tìm hiểu: Thủ tục làm lý lịch tư pháp.
Theo nội dung đã đề cập ở trên, có 3 hình thức xóa án tích bao gồm: đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Xét theo quy định hiện hành, đối với việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án hoặc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, công dân không phải nộp bất cứ khoản lệ phí xóa án tích nào.
Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, người bị kết án thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp xác nhận bản thân không có án tích, khi đó mức lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp mà người đó phải nộp như sau (quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC):
Mức thu |
Đối tượng áp dụng |
Miễn lệ phí |
- Trẻ em theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Người cao tuổi theo quy định;
- Người khuyết tật theo quy định;
- Người thuộc hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
|
100.000 đồng/lần/người |
- Sinh viên;
- Người có công với cách mạng;
- Thân nhân liệt sĩ (cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).
|
200.000 đồng/lần/người |
- Các đối tượng còn lại. |
Câu hỏi khi xin xác nhận đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích là gì?
Đương nhiên xóa án tích được hiểu là đến một thời hạn theo quy định của pháp luật, người bị kết án đã chấp hành xong đầy đủ các quyết định của bản án. Đồng thời không có hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định thì người đó đương nhiên được xóa án tích mà không cần Tòa án ra quyết định xóa án tích.
>> Tìm hiểu chi tiết: Đương nhiên được xóa án tích là gì?
2. Điều kiện xóa án tích trường hợp được nhiên được xóa án tích?
Khi các đối tượng vi phạm những tội được đương nhiên xóa án tích đã chấp hành xong bản án về hình phạt chính, xong thời gian thi hành án treo hoặc thời hiệu thi hành án đã hết, đồng thời thuộc 1 trong 2 trường hợp sau thì được đương nhiên xóa án tích:
- Kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian quy định;
- Kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định.
>> Xem chi tiết: Điều kiện xóa án tích trường hợp đương nhiên được xóa án tích.
3. Ai được đương nhiên xóa án tích?
Đối tượng đương nhiên được xóa án tích là những người bị kết án không phải phạm về các tội sau:
- Tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự năm 2015;
- Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Làm thủ tục đương nhiên xóa án tích ở đâu?
Nếu người bị kết án có yêu cầu xác nhận về việc “không có án tích”, khi có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thực hiện thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi mình thường trú.
>> Tham khảo thêm: Thủ tục đương nhiên xóa án tích.
5. Lệ phí xóa án tích đương nhiên (cấp phiếu lý lịch tư pháp) là bao nhiêu?
Khi người bị kết án có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp xác nhận bản thân không có án tích (trường hợp đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích), mức lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp mà người đó phải nộp không quá 200.000 đồng/lần/người tùy vào từng đối tượng xin cấp.
>> Xem chi tiết: Lệ phí làm lý lịch tư pháp - cho từng đối tượng cụ thể.
6. Thời gian làm thủ tục đương nhiên xóa án tích là bao lâu?
Trong thời hạn từ 5 - 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người bị kết án, nếu xét thấy người đó có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích cho công dân.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.