Thủ tục thành lập công ty bán hàng miễn thuế, duty free shop

Mở cửa hàng miễn thuế (duty free shop) cần điều kiện gì? Mã ngành nghề & thủ tục đăng ký thành lập công ty, thủ tục xin giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế.

Kinh doanh hàng miễn thuế (duty free) là gì?

Bán hàng miễn thuế (duty free) được biết đến là hoạt động kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa nội địa mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu nếu là hàng hóa nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế thường diễn ra tại các cửa hàng miễn thuế trong khu vực giới hạn của cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, cảng biển loại 1 hoặc được bán trực tiếp trên các chuyến bay quốc tế để phục vụ hành khách Việt Nam và hành khách quốc tế.

Tại các sân bay, cửa khẩu Việt Nam, các mặt hàng được kinh doanh phổ biến trong cửa hàng miễn thuế có thể kể đến như: rượu, thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm, túi xách, các mặt hàng đặc sản địa phương, quần áo, bánh kẹo…

>> Tìm hiểu thêm: Các cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam.

Điều kiện mở cửa hàng miễn thuế, kinh doanh hàng miễn thuế

Để được cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế (tên đầy đủ là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế) thì cửa hàng, kho hàng miễn thuế của doanh nghiệp phải đáp ứng 5 điều kiện dưới đây:

  1. Cửa hàng miễn thuế phải nằm trong khu vực cách ly của sân bay, cửa khẩu quốc tế, cảng biển loại 1 hoặc nằm trong nội địa, trên tàu bay;
  2. Kho hàng miễn thuế phải nằm trong cùng khu vực với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm bên ngoài cửa khẩu nhưng vẫn thuộc địa bàn quản lý của hải quan;
  3. Có phần mềm quản lý hàng miễn thuế được kết nối với hệ thống của cơ quan hải quan và có thể kết xuất dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
  4. Có hệ thống camera giám sát ghi lại mọi vị trí của cửa hàng, kho chứa hàng, quầy nhận hàng miễn thuế suốt 24 giờ/ngày và có thể lưu giữ video, hình ảnh giám sát tối thiểu 6 tháng;
  5. Đã được cấp giấy phép PCCC (nếu cửa hàng miễn thuế nằm tại khu vực chưa được công nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy).

>> Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, tại bài viết “Cửa hàng miễn thuế là gì?” của Anpha.

Lưu ý:

Cửa hàng miễn thuế và kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp phải duy trì đầy đủ các điều kiện trên trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không duy trì được đầy đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế đã được cấp.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh cửa hàng miễn thuế (duty free shop)

1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cửa hàng miễn thuế

Để kinh doanh cửa hàng miễn thuế, bạn có thể lựa chọn thành lập 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến dưới đây:

Hồ sơ thành lập công ty để mở cửa hàng miễn thuế (duty free shop) với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh cửa hàng miễn thuế gồm có:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và chủ sở hữu công ty.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên kinh doanh cửa hàng miễn thuế.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên kinh doanh cửa hàng miễn thuế gồm có:

  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách các thành viên góp vốn mở công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên công ty.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên kinh doanh cửa hàng miễn thuế.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần kinh doanh cửa hàng miễn thuế gồm có:

  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần kinh doanh cửa hàng miễn thuế.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh hàng miễn thuế cần bổ sung các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng/chứng thực quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh của thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện quản lý phần vốn góp của thành viên/cổ đông là tổ chức kèm theo bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT (nếu công ty ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện thủ tục).
2. Mã ngành nghề kinh doanh hàng miễn thuế

Kinh doanh hàng miễn thuế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020. Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh hàng miễn thuế (duty free) hay mở cửa hàng miễn thuế (duty free shop) thì phải thành lập công ty, doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định để được Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

Dưới đây là một số mã ngành nghề doanh nghiệp có thể tham khảo để đăng ký khi mở cửa hàng miễn thuế:

STT Mã ngành Tên ngành nghề kinh doanh
1 4690 Bán buôn tổng hợp
2 4649 Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
3 4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4 4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
5 4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
6 4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
7 4771 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
8 4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
9 4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
10 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hàng miễn thuế

Quy trình thành lập công ty để mở cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế được thực hiện theo các bước như sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế tương ứng với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn như hướng dẫn ở trên.

Trường hợp sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Anpha, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin gồm:

  • Tên công ty, địa chỉ công ty;
  • Vốn điều lệ;
  • Ảnh chụp bản gốc CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông cùng góp vốn, tỷ lệ góp vốn.

Anpha sẽ tư vấn và giúp bạn hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh

Hầu hết các Sở KH&ĐT tỉnh hiện nay đều ưu tiên tiếp nhận và xử lý hồ sơ nộp theo hình thức online. Tuy nhiên một số tỉnh như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương chỉ nhận hồ sơ online, không nhận hồ sơ giấy. Do đó, tùy từng tỉnh thành mà bạn có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 2 cách thức sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện VNpost tới Sở KH&ĐT tỉnh;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp qua trang dịch vụ công của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Việc nộp hồ sơ online không phức tạp, nhưng bạn phải mua chữ ký số (token điện tử) hoặc có tài khoản đăng ký kinh doanh thì mới có thể nộp hồ sơ. Hơn nữa việc không nắm rõ cách thức nộp hồ sơ online có thể khiến hồ sơ của bạn bị ra thông báo không hợp lệ nhiều lần. Vì vậy, sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Anpha chính là cách dễ dàng nhất giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.

Tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty của Kế toán Anpha để được tư vấn miễn phí các quy định và điều kiện về hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, mở cửa hàng miễn thuế (duty free shop) với:

  • Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu sau 3 ngày;
  • Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ sau thành lập với chi phí ưu đãi;
  • Miễn phí trình ký hồ sơ và bàn giao kết quả tận nơi.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói - toàn quốc.

GỌI NGAY

➨ Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế cho công ty kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại trong thời hạn quy định.

➨ Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau thành lập

Sau khi được Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế cần thực hiện ngay các thủ tục sau:

  • Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của công ty;
  • Khắc con dấu chức danh và con dấu pháp nhân (mộc tròn công ty);
  • Mua chữ ký số (token điện tử) để phục vụ việc kê khai và nộp thuế điện tử;
  • Mua hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã với cơ quan thuế;
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài tới cơ quan thuế quản lý;
  • Làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng;
  • Làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế (giấy phép con).

>> Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty.

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế (giấy phép con) theo các bước sau đây:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế gồm có:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao sơ đồ thiết kế khu vực đặt cửa hàng miễn thuế, vị trí cửa hàng, kho chứa hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera của cửa hàng miễn thuế;
  • Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC do cơ quan công an cấp (trừ trường hợp cửa hàng ở trong khu vực đã được công nhận đủ điều kiện PCCC).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu số 01 - Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như Anpha hướng dẫn ở trên và nộp tới Tổng cục Hải quan theo 1 trong 3 hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Hải quan theo địa chỉ: Số 9 đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;
  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Tổng cục Hải quan theo địa chỉ trên;
  • Nộp hồ sơ online qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

➨ Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế

Đối với hồ sơ hợp lệ, tổng thời gian giải quyết thủ tục là 15 ngày làm việc. Cụ thể:

  • Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp;
  • Trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế tại cửa hàng, kho hàng miễn thuế, nếu xét thấy doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện, Tổng cục Hải quan sẽ có thông báo bằng văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do;

Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa rồi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo, nếu doanh nghiệp không phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.

Lưu ý:

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế, doanh nghiệp phải đưa cửa hàng miễn thuế vào hoạt động. Quá thời hạn 6 tháng, nếu cửa hàng miễn thuế không hoạt động, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH