Giấy phép con/giấy phép kinh doanh là gì? Trường hợp nào cần xin? Hồ sơ & thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh/giấy phép con thế nào? Cùng Anpha tìm hiểu.
Giấy phép con, giấy phép kinh doanh là gì?
Hiện tại, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể cho giấy phép con - còn được gọi là giấy phép kinh doanh hay giấy phép kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản, giấy phép con là loại giấy tờ pháp lý khẳng định việc kinh doanh ngành nghề có điều kiện của cá nhân/tổ chức là hợp pháp.
Ví dụ:
>> Giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự khi mở công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
>> Giấy phép vệ sinh ATTP đối với ngành nghề dịch vụ ăn uống, nhà hàng…;
>> Giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với ngành nghề nhà ở, khách sạn, cửa hàng xăng dầu…
Đặc điểm của giấy phép con, giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh sẽ mang những đặc điểm, tính chất sau đây:
- Là văn bản được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền (tùy từng lĩnh vực mà cơ quan cấp sẽ khác nhau) và được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Là văn bản bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
- Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau, điều kiện và quy định để được cấp giấy phép con cũng sẽ khác nhau;
- Thông thường hầu hết các giấy phép con đều có thời hạn sử dụng, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, giấy phép con sẽ được cấp dưới một trong các hình thức sau: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận/chấp thuận.
Lưu ý:
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà trong quá trình kinh doanh, sản xuất có khả năng tác động trực tiếp đến các vấn đề như an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Vì thế các ngành nghề này phải được ràng buộc bởi các điều kiện cụ thể.
Bạn có thể xem chi tiết về các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 hoặc tham khảo bài viết 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Anpha đã tổng hợp và chia sẻ.
Những trường hợp cần xin giấy phép con
Từ nội dung đã đề cập bên trên, cá nhân/doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã cần tiến hành xin giấy phép con khi:
- Thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Giấy phép con hết hiệu lực hoặc bị mất thì cũng phải yêu cầu gia hạn hoặc cấp mới.
-----------
Trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thủ tục xin giấy phép con thì có thể cân nhắc tham khảo các gói dịch vụ tại Kế toán Anpha:
➨ Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phí dịch vụ chỉ 250.000 đồng, thời gian hoàn thành trong 4 ngày làm việc.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
➨ Dịch vụ xin giấy phép con:
- Phí dịch vụ tốt nhất thị trường, cam kết không có phí phát sinh sau khi ký kết hợp đồng. Liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để nhận báo giá nhanh chóng, chính xác cho từng ngành nghề;
- Cam kết hoàn thành đúng thời hạn, bàn giao kết quả quả tận nơi miễn phí theo yêu cầu;
- Danh mục ngành nghề hỗ trợ xin giấy phép con đa dạng: kinh doanh thực phẩm, kinh doanh rượu, kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh vận tải, xây dựng, kinh doanh giáo dục…;
- Hỗ trợ từ A - Z, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin theo yêu cầu, kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ và chờ nhận kết quả.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin giấy phép con.
GỌI NGAY
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh (giấy phép con)
1. Hồ sơ xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh
Hồ sơ đăng ký làm giấy phép con cơ bản sẽ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản điều lệ công ty;
- Bản phương án kinh doanh dự kiến;
- Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;
- Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.
Lưu ý:
>> Trên đây chỉ là bộ hồ sơ xin giấy phép con cơ bản của tất cả các ngành nghề. Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin và giấy tờ riêng;
>> Căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt động mà các thông tin và giấy tờ cần chuẩn bị sẽ thay đổi;
>> Trong một số trường hợp, bộ hồ sơ xin cấp giấy phép con sẽ được yêu cầu bổ sung một hoặc một số loại giấy phép con khác.
2. Thủ tục xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh
Với mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những điều kiện, yêu cầu khác nhau về các bước nộp hồ sơ cũng như thời gian kiểm duyệt.
Ví dụ:
>> Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
>> Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy:
- Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
- Thời hạn giải quyết từ 5 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
>> Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);
- Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Xem thêm:
>> Đăng ký xin giấy phép PCCC;
>> Xin giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.
Danh sách các loại giấy phép con doanh nghiệp phải có
Để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện được phép hoạt động một cách hợp pháp thì bắt buộc phải có giấy phép con. Tùy thuộc vào từng ngành nghề đăng ký kinh doanh mà yêu cầu về giấy phép con khác khau.
Dưới đây là ví dụ về các loại giấy phép con cần có của một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
1. Đối với lĩnh vực du lịch lữ hành
Tùy vào việc doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nội địa hay quốc tế mà bạn phải làm thủ tục xin cấp 1 trong 2 loại giấy phép con sau:
2. Đối với lĩnh vực kinh doanh rượu
Tùy vào hình thức bán lẻ, bán buôn hay bán rượu tiêu dùng tại chỗ mà doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… xin loại giấy phép phù hợp.
1 trong 3 loại giấy phép con doanh nghiệp cần có nếu hoạt động buôn bán rượu:
3. Đối với các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm
Đối với các lĩnh vực liên quan an toàn thực phẩm, chẳng hạn: nhà hàng, siêu thị, kinh doanh hải sản, rau sạch… hoặc để hàng hóa, sản phẩm có thể lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp cần có 1 trong các loại giấy phép sau:
4. Đối với doanh nghiệp muốn xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu
Doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo có các giấy phép con liên quan yếu tố ngành nghề, có thể xin thêm 1 trong 3 loại giấy phép sau để tránh các hành vi đạo nhái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận diện thương hiệu:
5. Đối với các lĩnh vực khác
Xem chi tiết:
>> Dịch vụ xin giấy phép con - tổng hợp đầy đủ và chi tiết các loại giấy phép;
>> Danh mục 227 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh
1. Đặc điểm của giấy phép con, giấy phép kinh doanh là gì?
- Là văn bản được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Là văn bản bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
- Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau, điều kiện và quy định để được cấp giấy phép con cũng sẽ khác nhau;
- Giấy phép con có thời hạn sử dụng, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.
2. Khi nào cần phải xin giấy phép con?
Bạn cần xin giấy phép con khi:
- Thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Giấy phép con hết hiệu lực hoặc bị mất.
3. Hồ sơ xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh gồm những gì?
Hồ sơ sẽ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện; bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản điều lệ công ty; bản sao thông tin pháp lý của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập…
>> Xem chi tiết: Hồ sơ xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh.
4. Giấy phép con, giấy phép kinh doanh được cấp dưới hình thức nào?
Theo Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận/chấp thuận.
5. Thời gian xin giấy phép con là bao lâu?
Không thể xác định được thời gian cụ thể. Bởi tùy vào từng loại giấy phép kinh doanh mà thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Chẳng hạn như: giấy phép vệ sinh ATTP thời gian giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ; giấy phép PCCC thời gian giải quyết từ 5 -15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
6. Cơ quan, thẩm quyền nào cấp giấy phép kinh doanh (giấy phép con)?
Tùy vào từng loại giấy phép con mà sẽ có cơ quan tiếp nhận, xử lý và cấp giấy phép.
Ví dụ như: Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC sẽ cấp giấy phép PCCC.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.