Dịch vụ làm Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải bằng xe ô tô - MỚI

Tham khảo dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô cho hộ cá thể, doanh nghiệp, hợp tác xã giá tốt nhất & nhanh nhất.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (kinh doanh vận tải đường bộ) là việc cá nhân/tổ chức sử dụng xe ô tô, xe tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận. Theo đó, đơn vị kinh doanh trực tiếp điều hành phương tiện và quyết định giá cước vận tải.

Những hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa;
  • Kinh doanh vận tải hành khách.

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tổ chức/cá nhân phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Tham khảo nhanh dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Anpha:

Các dịch vụ giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có tại Anpha:

  1. Cấp mới giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
  2. Cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Thông tin khách hàng cần cung cấp cho Anpha:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải;
  2. Văn bằng hoặc chứng chỉ của người điều hành hoạt động vận tải.

Phí dịch vụ và thời gian hoàn thành: 

Tùy vào khu vực đăng ký và tình trạng hồ sơ của đơn vị mà thông tin về phí dịch vụ và thời gian hoàn thành thủ sẽ có sự khác nhau. 

Liên hệ hotline Kế toán Anpha để nhận báo giá nhanh nhất và chính xác nhất nhé.

GỌI NGAY

Lưu ý:

Giấy phép kinh doanh vận tải chính là giấy phép ngành nghề kinh doanh có điều kiện (giấy phép con). Vậy nên, trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con kinh doanh vận tải, cá nhân/tổ chức phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tham khảo:

>> Dịch vụ thành lập công ty;

>> Dịch vụ thành lập hợp tác xã;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh muốn kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện chung sau.

Đối với các loại giấy tờ pháp lý:

  1. Phải đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật; 
  2. Phương tiện vận tải phải thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp thông qua hợp đồng thuê của đơn vị kinh doanh vận tải. Nếu là xe ô tô của thành viên trong hợp tác xã thì phải có hợp đồng giữa thành viên đó với hợp tác xã theo quy định.

Đối với người điều hành hoạt động vận tải:

  1. Phải đảm nhận chức danh giám đốc hoặc phó giám đốc nếu là doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô;
  2. Phải đảm nhận chức danh chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm hợp tác xã.

Ngoài ra, trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn theo quy định và đã công tác liên tục tại đơn vị từ 3 năm trở lên.

Đối với nhân sự:

  1. Nhân viên phụ trách lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
  2. Đơn vị không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  3. Nhân viên phục vụ trên xe phải là người đã trải qua tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông.

Đối với số lượng, chất lượng xe ô tô và các vấn đề khác:

  1. Phải đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh;
  2. Phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện vận tải phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện vận tải phải được gắn camera để ghi và lưu trữ hình ảnh trên xe kèm thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định;
  3. Đơn vị kinh doanh phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô hoạt động, đồng thời đảm bảo yêu cầu về trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Lưu ý:

Chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, trong đó: 

  • Khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi, đơn vị phải đảm bảo các điều kiện nêu trên. Đồng thời, đơn vị phải có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai;
  • Trường hợp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, đơn vị phải đảm bảo các điều kiện nêu trên và có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông. 

Ngoài những điều kiện cơ bản để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã kể trên, cá nhân/tổ chức cũng nên lưu ý về các điều kiện riêng cho từng loại hình kinh doanh cụ thể theo quy định của pháp luật nữa nhé.

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (tương ứng với từng loại hình kinh doanh vận tải).

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải gồm:

  1. Giấy đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
  2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (không quá 6 tháng);
  3. Bản sao có chứng thực văn bằng/chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

Lưu ý:

Về cơ bản, bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải gồm 3 hạng mục nêu trên. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, hợp tác xã cần bổ sung các giấy tờ sau đây:

  1. Danh sách xe đính kèm với bản sao giấy đăng ký xe (kèm bản sao hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng dịch vụ nếu xe thuộc quyền sở hữu của thành viên trong hợp tác xã) và giấy chứng nhận bảo vệ môi trường & an toàn kỹ thuật;
  2. Hồ sơ lắp đặt thiết bị liên lạc giữa trung tâm điều hành xe và các xe ô tô đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền (áp dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi).

Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt, sử dụng hợp đồng điện tử, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nộp thêm:

  1. Quyết định thành lập hợp tác xã/doanh nghiệp;
  2. Bản quy định về nhiệm vụ, chức năng của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện an toàn giao thông;
  3. Văn bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô

➨ Thủ tục pháp lý cần thực hiện để xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (kinh doanh vận tải đường bộ) thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên, để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải (giấy phép con), bạn cần thực hiện 2 thủ tục pháp lý như sau:

  • Thủ tục pháp lý 1: Đăng ký kinh doanh (thành lập công ty hoặc HTX hoặc hộ kinh doanh);
  • Thủ tục pháp lý 2: Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục thành lập công ty;

>> Thủ tục thành lập hợp tác xã;

>> Thủ tục thành lập hộ kinh doanh.

➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đơn vị hoạt động kinh doanh.

➨ Cách thức nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, bạn có thể nộp bằng 2 cách dưới đây: 

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online tại trang dịch vụ công của tỉnh.

➨ Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy phép cho đơn vị nếu hồ sơ hợp lệ. 

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót cần điều chỉnh, bổ sung, Sở Giao thông vận tải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu đơn vị chỉnh sửa, bổ sung trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

>> Tham khảo: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải.

Một số quy định khác về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 

Ngoài những điều kiện kinh doanh vận tải như đã kể ở trên, đơn vị cũng cần lưu ý một số quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như:

  1. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị phải thực hiện lắp hộp đen định vị cho phương tiện vận tải và xin cấp phù hiệu xe đối với các loại hình sau:
    • Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định;
    • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
    • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
    • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
    • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe công-ten-nơ;
    • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô đầu kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc;
    • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô taxi tải, xe ô tô tải.
  2. Khi kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô thì không cần xin cấp phù hiệu mà sẽ được cấp biển hiệu;
  3. Sau khi được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị được phép bán vé trực tiếp tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký trong giấy phép;
  4. Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ tỉnh A đến tỉnh B và theo chiều ngược lại, đơn vị có thể thành lập văn phòng đại diện để bán vé tại tỉnh B;
  5. Trường hợp đơn vị thành lập chi nhánh khác tỉnh (không phải nơi đặt trụ sở), cá nhân/tổ chức phải thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải cho chi nhánh;
  6. Khi vận chuyển hàng hóa siêu trọng, siêu trường phải mang theo giấy tờ lưu hành đầy đủ;
  7. Khi sử dụng xe ô tô để thực hiện kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm, chứa các chất gây hại tới sức khỏe và tính mạng thì cần phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền.

Tham khảo:

>> Thủ tục xin cấp phù hiệu;

>> Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện;

>> Dịch vụ thành lập chi nhánh khác tỉnh

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (kinh doanh vận tải đường bộ) là việc cá nhân/tổ chức sử dụng xe ô tô, xe tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận. Theo đó, đơn vị kinh doanh trực tiếp điều hành phương tiện và quyết định giá cước vận tải.

2. Phí dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là bao nhiêu?

Tùy vào khu vực đặt trụ sở và tình trạng hồ sơ của đơn vị mà chi phí làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ có sự khác nhau. Theo đó, thời gian hoàn thành tương ứng với mỗi hồ sơ cũng khác nhau.

Liên hệ Anpha qua hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được tư vấn, báo giá và hỗ trợ sử dụng dịch vụ.

3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cần chuẩn bị khi dùng dịch vụ tại Anpha?

Thông tin hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bạn cần cung cấp cho Anpha bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ của người điều hành vận tải.

4. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những hình thức nào?

Những hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa;
  • Kinh doanh vận tải hành khách.

5. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Để kinh doanh vận tải đường bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008.

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ. 

6. Các dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Anpha

Các dịch vụ giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có tại Anpha gồm:

  1. Cấp mới giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
  2. Cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

7. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp bởi cơ quan nào?

Cơ có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

8. Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bằng cách nào?

Đơn vị có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng 2 cách dưới đây: 

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online tại trang dịch vụ công của tỉnh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng dịch vụ, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH