Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH - PHẢI ĐỌC

Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH? So sánh, phân biệt sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần. Tham khảo thêm dịch vụ thành lập công ty tại Anpha

4 điểm giống nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạncông ty cổ phần có các điểm giống nhau cơ bản sau:

  1. Thành viên/cổ đông của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức;
  2. Có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  3. Có trách nhiệm đóng thuế, trách nhiệm với người lao động theo các quy định hiện hành;
  4. Tất cả thành viên/cổ đông trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần

Tuy nhiên, giữa công ty TNHH và công ty cổ phần cũng có nhiều khác biệt mà bạn cần biết để chọn lựa loại hình thành lập công ty phù hợp nhất.

1. Số lượng thành viên

Công ty TNHH Công ty cổ phần
  • Công ty TNHH 1TV: Chỉ có 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2TV trở lên: Có 2 - 50 thành viên góp vốn
  • Tối thiểu 3 cổ đông sáng lập
  • Không giới hạn số lượng tối đa

2. Vốn điều lệ

Công ty TNHH Công ty cổ phần
Được chia theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên trong công ty Được chia thành nhiều phần tương đương với tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, gọi là cổ phần
3. Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Công ty cổ phần

Có thể tổ chức thành lập công ty theo 1 trong 2 hình thức sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo 1 trong 2 mô hình:

  • Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, tổng giám đốc hoặc giám đốc
  • Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc
4. Khả năng huy động vốn
Công ty TNHH Công ty cổ phần
  • Không được phát hành cổ phần
  • Huy động vốn, tăng vốn điều lệ bằng cách tăng phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc nhận vốn góp của thành viên mới
  • Được phát hành cổ phần, trái phiếu, các loại chứng khoán
  • Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu thông qua sàn giao dịch chứng khoán
5. Chuyển nhượng vốn
Công ty TNHH Công ty cổ phần
  • Chỉ được chuyển nhượng vốn cho người không phải thành viên công ty nếu các thành viên còn lại không mua hết hoặc không mua
  • Không phải đóng thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn
  • Cổ đông thường: Được tự do chuyển nhượng cổ phần (ngoại trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết) cho bất cứ ai
  • Cổ đông sáng lập: Được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác hoặc cá nhân không phải cổ đông sáng lập nếu đại hội đồng cổ đông đồng ý (*)
  • Phải nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng
(*) Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

>> Quy định về cổ phần phổ thông;

>> Các loại cổ phần trong công ty cổ phần;

>> Thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

>> Thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH;

>> Phân biệt các loại hình doanh nghiệp.

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?

Qua những phân tích về điểm giống và khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần nêu trên có thể thấy, tùy vào quy mô hoạt động, định hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như số lượng cổ đông/thành viên góp vốn của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiêp, công ty sao cho phù hợp. Cụ thể:

➨ Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn và muốn đưa công ty lên sàn chứng khoán thì công ty cổ phần là lựa chọn thành lập phù hợp.

➨ Nếu doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, ít cổ đông, ít vốn, ít khách hàng... thì thành lập công ty TNHH để đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thủ tục thuế... trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tối ưu. 

Dịch vụ thành lập công ty TNHH và công ty cổ phần tại Anpha

Nếu đến đây, bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào hoặc đã lựa chọn được loại hình thành lập nhưng còn đang loay hoay chưa biết thực hiện thủ tục ra sao thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH tại Anpha.

Với chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng (tùy khu vực), Anpha sẽ hỗ trợ:

  • Tư vấn chi tiết mọi thông tin có liên quan, giúp bạn đưa ra quyết định thành lập phù hợp;
  • Thay mặt doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục cần thiết để thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần và bàn giao kết quả tận nơi chỉ sau khoảng 3 ngày làm việc. 

Xem thêm: 

>> Dịch vụ thành lập công ty TNHH tại Anpha;

>> Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Anpha.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp về công ty TNHH và công ty cổ phần

1. Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần?

Tùy vào quy mô hoạt động, định hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như số lượng cổ đông/thành viên góp vốn của doanh nghiệp mà có thể đưa ra quyết định thành lập công ty sao cho phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn và muốn đưa công ty lên sàn chứng khoán thì công ty cổ phần là lựa chọn thành lập phù hợp;
  • Nếu doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, ít cổ đông, ít vốn, ít khách hàng... thì thành lập công ty TNHH để đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thủ tục thuế... trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tối ưu.

2. Quy định về số lượng thành viên của công ty TNHH?

Số lượng thành viên của công ty TNHH:

  • Không được nhiều hơn 1 thành viên: Đối với công ty TNHH 1 thành viên;
  • Từ 2 đến 50 thành viên: Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

3. Quy định về số lượng thành viên của công ty cổ phần?

Số lượng thành viên của công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không giới hạn số lượng tối đa.


4. Công ty cổ phần và công ty TNHH khác nhau thế nào?

Những điểm khác nhau cơ bản giữa công ty TNHH và công ty cổ phần bao gồm:

  • Vốn điều lệ;
  • Chuyển nhượng vốn;
  • Khả năng huy động vốn;
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
  • Quy định về số lượng thành viên.

>> Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần.


5. Công ty TNHH và công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?

Có. Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

7 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH