Luật doanh nghiệp 2020 thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2014

Từ 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu lực thi hành. Theo đó, các quyền lợi của cổ đông thiểu số và một số khuôn khổ pháp lý khác sẽ được bổ sung, thay đổi, nhằm đảm bảo tính minh bạch hóa, công khai hóa thông tin doanh nghiệp nhà nước. Anpha sẽ thông tin chi tiết tại bài viết này.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/06/2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã được bổ sung, điều chỉnh một vài điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2014 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Cụ thể như sau:

5 bổ sung, thay đổi về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số

Cổ đông thiểu số là những cổ đông, nhóm cổ đông góp vốn vào doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhỏ, không có quyền biểu quyết hoặc giữ tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết dưới 50%. Do đó, nhìn chung, cổ đông thiểu số sẽ có những thiệt thòi, hạn chế về quyền và phạm vi hoạt động. 

Nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp 2020 có các thay đổi như sau:

1. Thời hạn tối thiểu gửi giấy mời cho cổ đông tham dự cuộc họp thay đổi từ 7 ngày thành 21 ngày để cổ đông có thể chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt quyền của mình.

2. Nhằm nâng cao tính minh bạch, công bằng trong quyền biểu quyết, các cổ đông giữ trên 51% tổng số cổ phần khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của công ty với cổ đông đó và những ai có liên quan tới cổ đông đó, thì phải tuân thủ quy chế biểu quyết sau: Giao dịch đó phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và cổ đông đó không có quyền biểu quyết. 

3. Giao dịch vô hiệu nếu thành viên hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng. Đồng thời, tất cả thành viên hội đồng quản trị đều phải chịu trách nhiệm liên đới. 

4. Đối với các cổ đông phổ thông: Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông từ 10% xuống còn 5%.

5. Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.

8 bổ sung, thay đổi các khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp

1. Bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời, doanh nghiệp được quyền tự quyết về con dấu bao gồm: Loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung.

2. Ngoài các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014, thì nay Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự. 

3. Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải bao gồm 2 thông tin: Tên doanh nghiệp và cụm từ “chi nhánh” / “văn phòng đại diện” ứng với từng loại hình. Thì nay, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định đó cho loại hình địa điểm kinh doanh. 

4. Rút ngắn thời hạn doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh, đối với việc tạm ngừng/tiếp tục kinh doanh từ 15 ngày xuống còn 3 ngày (trước ngày tạm ngừng/tiếp tục kinh doanh).

5. Bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh cụ thể: Phải hoàn thành nộp đủ thuế và các khoản BHXH/BHYT/BHTN còn nợ; thực hiện và thanh toán đủ các khoản nợ cũng như các công việc còn dang dở với đối tác.

6. Giảm tỷ lệ vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ 100% xuống còn 50%.

7. Lùi thời hạn kê khai và nộp lệ phí môn bài vào ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp.

8. Thủ tục in và thông báo phát hành hóa đơn phải hoàn thành trong vòng 4 ngày (thủ tục in ấn 2 ngày, thông báo phát hành 2 ngày).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH