Bộ đề thi 100 câu hỏi kiểm tra an toàn thực phẩm chuẩn nhất

Bộ 100 câu hỏi về an toàn thực phẩm - tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm & đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Công thương.

Tại sao cần phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu vì có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì vậy trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm là điều bắt buộc đối với công ty, tổ chức, hộ kinh doanh thực phẩm. Điều này không chỉ giúp hiểu rõ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh vi phạm pháp luật mà còn đảm bảo lợi ích sức khỏe cho cộng đồng người tiêu dùng.

Đặc biệt, khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trong hồ sơ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đã trải qua tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm (hay còn gọi là giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm) của chủ doanh nghiệp và những người trực tiếp chế biến thức ăn, sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. 

Vậy nên việc tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết đối với những cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Sau đây là 100 câu hỏi kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm có kèm đáp án, được ban hành bởi Quyết định số 1390/QĐ-BCT của Bộ Công thương, bạn có thể tham khảo ngay bên dưới nhé!

Trọn bộ 100 câu hỏi về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương

➤ Bộ câu hỏi kiến thức chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 

1. Thực phẩm là gì?

Thực phẩm là những sản phẩm mà con người sử dụng để ăn, uống, bao gồm cả sản phẩm tươi sống và những sản phẩm đã qua xử lý, chế biến và bảo quản.

2. An toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo rằng thực phẩm không tác động xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người.

3. Sản xuất thực phẩm là gì?

Sản xuất thực phẩm được hiểu là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến và đóng gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

4. Một trong những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm là gì?

Một trong những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm là: 

  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động kinh doanh có điều kiện; 
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

5. Thực phẩm nào được coi là thực phẩm đóng gói sẵn?

Thực phẩm đóng gói sẵn là thực phẩm được đóng gói và dán nhãn hoàn chỉnh được bán trực tiếp phục vụ chế biến hoặc dùng ăn liền.

6. Hành vi nào không được phép thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm? 

Hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là:

  • Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa;
  • Quảng cáo thực phẩm không đúng sự thật;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất.

7. Khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm, tổ chức và cá nhân cần làm gì?

Khi làm thủ tục tự công bố sản phẩm, tổ chức và cá nhân có thể thực hiện theo 1 trong 3 phương án sau:

  • Tự công bố sản phẩm trước truyền thông và nộp 1 bản công bố trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Tự công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cá nhân và nộp 1 bản công bố trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Niêm yết hồ sơ tự công bố sản phẩm công khai tại trụ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm và nộp 1 bản công bố trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính.

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục tự công bố sản phẩm;

>> Thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm;

>> Phân biệt thủ tục tự công bố và đăng ký bản công bố;

>> Dịch vụ làm công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

8. Các loại sản phẩm thực phẩm nào thuộc quản lý của Bộ Công thương?

Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý đối với các sản phẩm như: nước giải khát, bánh kẹo…;

Bộ Công thương không chịu trách nhiệm quản lý đối với các sản phẩm như: 

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên;
  • Ngũ cốc, sữa tươi nguyên liệu, thịt và các sản phẩm về thịt.

9. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Ngành Y tế có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

10. Nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc quản lý của Bộ Công thương?

Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý nhóm sản phẩm, thực phẩm sau:

  • Nước giải khát, rượu, bia, đồ uống có cồn;
  • Sữa chế biến;
  • Dầu thực vật;
  • Bột, tinh bột, bánh, kẹo, mứt.
➤ Bộ câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

11. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm.

Trường hợp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của bạn sắp hết hiệu lực, có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ làm giấy phép VSATTP trọn gói của Anpha. 

Tùy vào loại hình kinh doanh và quy mô cơ sở mà sẽ có mức phí khác nhau, bạn có thể tham khảo chi tiết qua chuỗi dịch vụ dưới đây:

>> Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căng tin - Từ 5.000.000 đồng;

>> Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hộ kinh doanh - Từ 5.000.000 đồng;

>> Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng, khách sạn - Từ 12.000.000 đồng;

>> Giấy phép an toàn thực phẩm trường mầm non - Từ 6.000.000 đồng.

Hoặc bạn có thể liên hệ Anpha theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn nhé.

GỌI NGAY

12. Cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trong bao lâu tính đến thời điểm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn?

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phải nộp trước 6 tháng tính đến thời điểm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn.

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;

>> Dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

13. Giấy phép an toàn thực phẩm được áp dụng cho các cơ sở sản xuất nào?

Giấy phép an toàn thực phẩm được áp dụng cho từng cơ sở sản xuất thực phẩm và từng nhà máy sản xuất độc lập tại 1 địa điểm.

14. Kinh doanh mặt hàng nào thì không được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Các mặt hàng kinh doanh không được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là:

  • Thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Thực phẩm bao gói sẵn;
  • Dụng cụ, vật liệu đóng gói, chứa đựng thực phẩm.

>> Xem chi tiết: 8 trường hợp được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

-----

Lưu ý: Mặc dù không yêu cầu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng kinh doanh các mặt hàng kể trên cần phải xin bản cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm.

15. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là:

  • Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên của cơ quan đã cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

>> Xem chi tiết: Quy định thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

16. Trường hợp nào không được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Các trường hợp được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Cơ sở đã được cấp 1 trong các giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc chứng nhận tương đương còn hiệu lực;
  • Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ.

17. Việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải tuân thủ nguyên tắc nào?

Việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải tuân thủ nguyên tắc: Cơ quan có thẩm quyền cấp 1 giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

18. Những trường hợp không thuộc đối tượng được cấp giấy phép VSATTP có cần tuân thủ các quy định tương ứng theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ không?

Có.

>> Xem chi tiết: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - Quy định một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến người sản xuất, kinh doanh

19. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ yêu cầu nào?

Chủ doanh nghiệp và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy xác nhận đủ sức khỏe.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.

20. Khi nào chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe?

Chủ doanh nghiệp, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. 

21. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nào?

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và đủ điều kiện về sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

22. Cơ quan y tế nào cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

Cơ sở y tế cấp quận, huyện và tương đương trở lên cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe để kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

23. Đối tượng nào phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm?

Đối tượng phải có giấy chứng nhận trải qua tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là:

  • Chủ cơ sở;
  • Người lao động trực tiếp chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm là gì?

Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
  • Tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm thực phẩm do mình sản xuất.

25. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng những điều kiện nào?

Điều kiện đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm là:

  • Phải mang đồ bảo hộ riêng, đội mũ, đeo khẩu trang và mang găng tay chuyên dùng;
  • Người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân thủ quy định về thực hành vệ sinh gồm: không để móng tay dài, không mang đồ trang sức tay như nhẫn, đồng hồ, không được ăn uống, khạc nhổ và hút thuốc trong khu vực sản xuất.

>>Xem chi tiết: Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

26. Người trực tiếp chế biến thực phẩm có được đeo trang sức tay như đồng hồ, nhẫn… trong lúc chế biến không?

Không.

27. Người trực tiếp sản xuất không bắt buộc phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đeo khẩu trang và găng tay chuyên dùng đúng hay sai?

Sai.

28. Người chế biến thực phẩm có cần phải mặc đồ bảo hộ riêng khi trực tiếp chế biến thực phẩm không?

Có.

➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở sản xuất 

29. Theo quy định của Thông tư số 43/2018/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương định nghĩa chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm là gì?

Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm là các cơ sở kinh doanh thuộc cùng một chủ sở hữu, được đặt trên địa bản từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

>> Xem chi tiết: Thông tư 43/2018/TT-BCT - Quy định về quản lý ATTP.

30. Điều kiện đối với thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng an toàn thực phẩm là gì?

Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng an toàn thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ;
  • Phải đánh giá được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm;
  • Phải đảm bảo độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, đo lường, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

31. Điều kiện đối với chất tẩy rửa, sát trùng tại cơ sở kinh doanh thực phẩm là gì?

Chất tẩy rửa, sát trùng phải được chứa trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và tránh xa nơi sản xuất thực phẩm.

32. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu là gì?

Cơ sở được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

➨ Trường hợp 1: 

  • Sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm;
  • Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, được gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi;
  • Sản phẩm là quà biếu tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

➨ Trường hợp 2: 

  • Sản phẩm nhập khẩu dùng cho đối được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
  • Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan;
  • Sản phẩm là mẫu thử hoặc nghiên cứu có số lượng tương ứng với mục đích thử nghiệm và nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân;
  • Sản phẩm được trưng bày tại hội chợ, triển lãm.

➨ Trường hợp 3: 

  • Sản phẩm, nguyên liệu được nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ không tiêu thụ tại thị trường trong nước;
  • Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
  • Hàng nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

33. Điều kiện đối với hệ thống cung cấp nước là gì?

Hệ thống cung cấp nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và đảm bảo phù hợp với quy định về chất lượng;
  • Nguồn nước phải được vệ sinh tối thiểu 6 tháng/lần.

34. Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng điều kiện gì?

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải bố trí tách biệt, đáp ứng yêu cầu của từng loại thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm;
  • Có đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, dụng cụ ít hư hỏng, kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên;
  • Khu vực rửa tay phải có đủ dụng cụ, xà phòng, chất tẩy rửa, bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” phải đặt ở nơi dễ thấy.

35. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm là gì?

Quản lý an toàn thực phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động kinh doanh có điều kiện;
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh;
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

36. Quá trình vận chuyển thực phẩm phải đáp ứng điều kiện nào?

Quá trình vận chuyển thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Thiết bị chứa thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, ngăn bụi và côn trùng, tương ứng với kích thước vận chuyển;
  • Có đầy đủ thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của nhà sản xuất trong lúc vận chuyển.

37. Quá trình bảo quản thực phẩm phải đáp ứng điều kiện nào?

Quá trình bảo quản thực phẩm phải đảm bảo nước đá sử dụng để bảo quản trực tiếp thực phẩm được sản xuất từ nguồn nước sạch tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật.

38. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Thành lập theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Hệ thống quản lý chất lượng phải đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phương pháp thử.

39. Điều kiện đối với thiết kế, bố trí nhà xưởng là gì?

Thiết kế, bố trí nhà xưởng sao cho quy trình sản xuất thực phẩm được thực hiện 1 chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng. 

40. Điều kiện đối với hệ thống thông gió là gì?

Hệ thống thông gió phải đảm bảo hướng gió không thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực yêu cầu phải sạch sẽ.

41. Dụng cụ thu gom chất thải ở khu vực kinh doanh phải được đậy kín và vệ sinh thường xuyên đúng hay sai?

Đúng.

42. Các thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo trì định kỳ đúng hay sai?

Đúng.

43. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm phải được bảo quản ở khoảng cách tối thiểu bao nhiêu so với tường?

Tối thiểu 30cm.

44. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm phải được bảo quản ở khoảng cách tối thiểu bao nhiêu so với trần nhà?

Tối thiểu 50cm.

45. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm phải được bảo quản ở khoảng cách tối thiểu bao nhiêu so với nền? 

Tối thiểu 10cm.

46. Có thể chế biến thực phẩm từ thịt động vật chết do dịch, bệnh được không?

Không.

47. Biểu hiện chủ yếu của ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ôi thiu là gì?

Ngộ độc thực phẩm do dùng thực phẩm bị ôi thiu sẽ có các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu.

48. Sự cố về an toàn thực phẩm là gì?

Sự cố về an toàn thực phẩm có thể gặp phải đó là:

  • Sự cố xuất phát từ việc bị ngộ độc thực phẩm, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người;
  • Sự cố xuất phát từ việc thực phẩm chứa chất gây hại trực tiếp cho sức khỏe, tính mạng con người, bao gồm truyền bệnh qua thực phẩm và các vấn đề khác có nguồn gốc từ thực phẩm gây hại.

49. Trong khu vực bảo quản thực phẩm có bắt buộc tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất không?

Trong khu vực bảo quản thực phẩm bắt buộc phải tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

50. Thực phẩm bị ô nhiễm thường do loại tác nhân nào?

Thực phẩm ô nhiễm do 3 yếu tố: hóa học, sinh học và vật lý.

51. Đối với diệt vi khuẩn gây bệnh thông thường thì áp dụng biện pháp nào?

Diệt các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường bằng cách dùng nhiệt độ cao (nấu tối thiểu 3 phút ở nhiệt độ sôi). 

52. Thực phẩm bị ô nhiễm chủ yếu từ nguồn nào?

Thực phẩm bị ô nhiễm chủ yếu từ 4 nguồn sau:

  • Người sản xuất không vệ sinh bàn tay sạch sẽ;
  • Côn trùng, động vật chứa mầm bệnh;
  • Nguyên liệu bị ô nhiễm;
  • Trang thiết bị không hợp vệ sinh.

53. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo phương thức nào sau đây?

Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo 3 phương thức sau:

  • Kiểm tra giảm: Cơ quan hải quan sẽ lựa chọn ngẫu nhiên và kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm;
  • Kiểm tra thông thường: Chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu;
  • Kiểm tra chặt: Kiểm tra hồ sơ lô hàng nhập khẩu và lấy mẫu kiểm nghiệm.

54. Tác hại của việc bảo quản thực phẩm không đúng quy định là gì?

Bảo quản thực phẩm không đúng quy định sẽ gây ô nhiễm và giảm chất lượng thực phẩm.

55. Đối với sản phẩm được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài phải tương ứng với nội dung ghi bằng tiếng Việt và có kích thước chữ không được lớn hơn chữ tiếng Việt đúng hay sai?

Đúng.

56. Trong quá trình sản xuất thực phẩm, cơ sở sản xuất phải lưu giữ thông tin về nguồn gốc xuất xứ và tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm đúng hay sai?

Đúng.

57. Khi bị ngộ độc thực phẩm thì phải báo tin cho ai?

Nếu bị ngộ độc thực phẩm thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

58. Thu hồi sản phẩm là việc áp dụng các biện pháp nào?

Thu hồi sản phẩm là việc áp dụng các biện pháp sau:

  • Biện pháp nhằm loại bỏ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm khỏi chuỗi sản xuất;
  • Biện pháp nhằm loại bỏ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm khỏi chuỗi xuất nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

59. Hình thức thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn là gì?

Thực phẩm không đảm bảo an toàn bị thu hồi theo 2 hình thức:

  • Thu hồi tự nguyện: Tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất tự thu hồi;
  • Thu hồi bắt buộc: Thực hiện thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

60. Trường hợp nào cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm bị truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn?

Cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm bị truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Khi có yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm quyền;
  • Khi phát hiện sản phẩm thực phẩm do mình kinh doanh, sản xuất không đảm bảo an toàn.
➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất, kinh doanh sữa

61. Điều kiện đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu tại trạm thu mua trung gian là gì?

Kho chứa sữa tươi nguyên liệu tại trạm thu mua trung gian phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Có hệ thống làm lạnh và thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu thu mua;
  • Bồn lưu trữ sữa tươi nguyên liệu cần được trang bị lớp cách nhiệt và mặt trong được làm từ các vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo duy trì nhiệt độ ổn định từ 4°C đến 6°C.

62. Thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ thời điểm vắt đến lúc chế biến được quy định như thế nào?

Không quá 48 giờ.

63. Có cần vệ sinh bồn chứa sữa tươi nguyên liệu ngay sau khi không chứa không? 

Có. 

64. Điều kiện đối với khu vực chiết, rót, đóng gói sữa là gì?

Khu vực chiết, rót, đóng gói sữa cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Buồng hoặc phòng chiết, rót cần đảm bảo được kín, không bị nhiễm khuẩn và duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 20°C đến 28°C, áp suất dương so với môi trường ngoài;
  • Thiết bị chiết, rót trong buồng hoặc phòng đảm bảo không nhiễm khuẩn trong suốt quá trình chiết, rót sản phẩm;
  • Phải khử trùng mặt trong của đường ống dẫn sản phẩm tới thiết bị chiết, rót để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

65. Sản phẩm bảo quản trong kho cần phải ghi những thông tin nào?

Sản phẩm được bảo quản trong kho phải ghi đầy đủ các thông tin sau: tên sản phẩm, lô hàng, ca sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng.

66. Điều kiện đối với sản phẩm bảo quản lạnh?

Sản phẩm bảo quản lạnh cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Phải được xếp trong kho lạnh;
  • Đảm bảo duy trì khí lạnh lưu thông đến từng sản phẩm trong kho lạnh; 
  • Đảm bảo duy trì nhiệt độ lạnh phù hợp với từng loại sản phẩm.

67. Cách xử lý khi chất lượng nước tại nhà máy sản xuất sữa gặp sự cố?

Khi chất lượng nước tại nhà máy sản xuất sữa gặp sự cố, cần xử lý như sau:

  • Dừng mọi hoạt động sản xuất ngay lập tức;
  • Tách biệt sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố.

68. Điều kiện đối với khu vực chế biến sữa là gì?

Khu vực chế biến sữa cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Hàng ngày vào mỗi chu kỳ sản xuất, sản phẩm phải được vệ sinh kỹ trước khi sử dụng;
  • Rác thải phải được thu gom, đựng vào túi nilon hoặc thùng kín đúng nơi quy định;
  • Nhân viên làm việc trong khu vực pha trộn, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải mang găng tay chống thấm, bền, màu sáng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

69. Điều kiện đối với hệ thống vận chuyển nội bộ là gì?

Hệ thống vận chuyển nội bộ phải đảm bảo không vận chuyển sữa chế biến chung với các loại vật tư, nguyên liệu hoặc hóa chất có thể gây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

70. Điều kiện đối với hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm?

Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm phải có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và đảm bảo thực hiện quy trình lưu và hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

>> Tìm hiểu thêm: Quy trình lưu mẫu thức ăn và cách làm sổ kiểm thực 3 bước.

➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm về sản xuất rượu, bia, nước giải khát

71. Ngoài những thông tin bắt buộc, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu cần bổ sung thông tin nào?

Ngoài những thông tin bắt buộc, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu cần ghi hàm lượng etanol.

72. Nguồn nước dùng để pha chế rượu phải đáp ứng yêu cầu gì?

Nguồn nước dùng pha chế rượu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật số 01:2009/BYT đối với nước ăn uống.

73. Nhà xưởng sản xuất bia cần thiết kế, bố trí ngăn cách với khu vực nào để tránh lây nhiễm chéo?

Nhà xưởng sản xuất bia cần thiết kế, bố trí ngăn cách với khu vực sau đây:

  • Kho (nguyên, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm);
  • Sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết, rót và hoàn thiện sản phẩm);
  • Hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP);
  • Cơ khí động lực;
  • Tập kết các chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải;
  • Công trình phụ trợ.

>> Tham khảo thêm: Điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

74. Thiết bị, dụng cụ nào được phép dùng trực tiếp trong sản xuất nước giải khát?

Thiết bị, dụng cụ được phép sử dụng trực tiếp trong sản xuất nước giải khát đó là:

  • Loại chuyên dùng cho thực phẩm;
  • Làm từ chất liệu không gỉ sét, không bị ăn mòn;
  • Không thôi nhiễm các chất độc và khuếch tán mùi lạ vào thực phẩm.

75. Rượu có phải nhóm sản phẩm kinh doanh có điều kiện?

Có.

>> Tham khảo thêm: Kinh doanh bán rượu có cần giấy phép?

76. Rượu có nồng độ cồn bao nhiêu thì không được phép quảng cáo?

Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên không được quảng cáo.

77. Điều kiện đối với phụ gia thực phẩm dùng trong sản xuất nước giải khát là gì?

Phụ gia thực phẩm dùng trong sản xuất nước giải khát phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Thuộc danh mục được phép sử dụng;
  • Đúng loại thực phẩm;
  • Trong giới hạn cho phép.

>> Tham khảo thêm: Điều kiện sản xuất, kinh doanh nước giải khát.

78. Khi kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm rượu, bia, nước giải khát, có phải bố trí khu vực, hồ sơ lưu mẫu và các chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu của từng loại mẫu không?

Có.

79. Điều kiện đối với hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải là gì?

Hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Thu gom sạch sẽ bã hèm bia định kỳ tối đa 48h/lần;
  • Các loại nhãn, giấy, vỏ chai bể, nắp cũ, hư hỏng có thể tái sử dụng phải được thu gom, phân loại tại chỗ và lưu trữ trong túi hoặc thùng, được phân biệt trước khi mang đi xử lý.

80. Sản phẩm bia hơi được bán và sử dụng trong ngày phải được công bố trước khi lưu thông trên thị trường đúng hay sai?

Đúng.

➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất dầu thực vật

81. Cơ quan nào cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất dầu thực vật có công suất thiết kế tối thiểu 50.000 tấn sản phẩm/năm?

Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở dầu thực vật có công suất thiết kế tối thiểu 50.000 tấn sản phẩm/năm.

82. Loại dầu thực vật nào chịu sự quản lý của Bộ Công thương?

Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý các loại dầu thực vật sau:

  • Dầu hạt vừng (mè), dầu cám gạo, dầu đậu tương, lạc, dầu ô liu, dầu cọ;
  • Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông, dầu dừa, dầu hạt cọ, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu thầu dầu.

83. Dầu ăn bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có bị hỏng hay biến đổi chất lượng không?

Có.

84. Có thể sử dụng lại dầu ăn đã chiên (rán) nhiều lần trong chế biến thực phẩm không?

Không.

85. Có bắt buộc phải có chỉ dẫn và sơn màu khác nhau đối với hệ thống đường ống (dẫn dầu thực vật, dẫn và thu hồi dung môi, làm sạch thiết bị) không?

Có.

86. Bảo quản dầu thực vật như thế nào?

Bảo quản dầu thực vật ở nơi tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

87. Có cần thiết phải kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hạt nguyên liệu sản xuất dầu thực vật không?

Có.

88. Bao bì chứa dầu thực vật có được tái sử dụng nhiều lần để chứa dầu thành phẩm không?

Không.

89. Có cần dùng thiết bị trung hòa (tách axit béo) tự do kiểm soát nhiệt độ, tốc độ khuấy trước để tách triệt cặn xà phòng không?

Có.

➤ Bộ câu hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất, kinh doanh bánh kẹo

90. Điều kiện đối với thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở kinh doanh bánh kem là gì?

Thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở kinh doanh bánh kem phải đảm bảo độ chính xác và được kiểm tra định kỳ theo quy định.

91. Trong sản xuất bánh quy, có cần lắp đặt hệ thống chống bụi tại khu vực nhào bột không?

Có.

92. Đóng gói bao bì sản phẩm bánh quy như thế nào?

Sản phẩm bánh quy được đóng gói như sau:

  • Bên trong bao bì phải có giấy chống ẩm hoặc túi chống ẩm giúp bánh không bị ỉu, giữ được độ giòn, tăng giá trị cảm quan của bánh;
  • Thiết kế bao bì đẹp mắt, tiện lợi để tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.

93. Chất lượng sản phẩm bánh kẹo có thể bị biến đổi do tác nhân nào?

Chất lượng sản phẩm bánh kẹo bị biến đổi do các tác nhân sinh học, hóa học và vật lý.

94. Điều kiện đối với khu vực vệ sinh của cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh, kẹo là gì?

Khu vệ sinh của cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh kẹo phải ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm và phải đặt bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn thấy. 

95. Có cần phải xử lý nước thải trong quá trình chế biến tinh bột?

Có.

96. Bánh kem có thể vận chuyển và bày bán trong điều kiện nhiệt độ như thế nào?

Bánh kem có thể được vận chuyển và bày bán ở nhiệt độ dưới 10°C.

97. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh bánh, kẹo là gì?

Cơ sở kinh doanh bánh kẹo cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Diện tích đủ để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và diện tích thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm;
  • Các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ phải bố trí tách biệt phù hợp với yêu cầu của thực phẩm;
  • Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, đảm bảo kín, có nắp đậy, được vệ sinh thường xuyên và đặc biệt được làm từ vật liệu ít hư hỏng.

98. Các kho (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) của cơ sở sản xuất bánh, kẹo có cần đảm bảo phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất không?

Có.

99. Nhân viên bán hàng có cần đeo găng tay và đội mũ bảo hộ khi sản xuất, kinh doanh bánh kẹo không?

Có.

100. Điều kiện đối với kho bảo quản bánh kẹo thành phẩm là gì?

Kho bảo quản bánh kẹo thành phẩm phải đảm bảo có hệ thống chống gián, chuột và những loại động vật gây hại cho thực phẩm.

-----

Trên đây là đáp án chuẩn nhất cho bộ câu hỏi trắc nghiệm về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương. Theo quy định của Bộ Công thương thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm sẽ chọn ngẫu nhiên 30 câu hỏi trong 100 câu hỏi trên, trong đó có 20 câu kiến thức chung (giấy phép VSATTP, cơ sở sản xuất, người sản xuất) và 10 câu về kiến thức chuyên ngành (sản xuất kinh doanh sữa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, dầu thực vật).

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể tham khảo tại bài viết: Bộ 30 câu hỏi thường gặp về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hy vọng những thông tin Anpha ở trên sẽ trang bị cho bạn đủ kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời giúp bạn có sự chuẩn bị tốt cho kì thi sát hạch kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm sắp tới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH