Đối tượng nào không cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ở trường hợp này? Mức phạt vi phạm giấy vsattp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không cần đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Không cố định về địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm nhỏ lẻ;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận sau đây:
---------
Nếu bạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và không thuộc các trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm;
>> Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ sở không cần cấp giấy VSATTP
Tuy không cần đăng ký giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng để bắt đầu hoạt động kinh doanh, các cơ sở nêu trên vẫn cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng, chẳng hạn:
➧ Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ:
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây ô nhiễm, độc hại;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động chế biến, kinh doanh;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi thu gom, xử lý chất thải;
- Trang bị các trang thiết bị phù hợp, không gây ô nhiễm, độc hại cho thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hóa chất, nguyên liệu, dụng cụ, vật liệu chứa đựng, bao gói thực phẩm khi sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như lưu giữ các thông tin có liên quan đến việc mua bán nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi cần;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
➧ Đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
- Điều kiện về nơi bày bán thức ăn:
- Cách biệt nguồn gây ô nhiễm, độc hại;
- Bày bán thức ăn trên kệ, giá, phương tiện bảo đảm yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ quan đường phố;
- Điều kiện về người kinh doanh cũng như nguyên liệu, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, ăn uống:
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
- Chỉ sử dụng những dụng cụ chứa đựng thực phẩm, ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn an toàn, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng;
- Trang bị dụng cụ bảo vệ thực phẩm khỏi các ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nắng, mưa, công trùng và động vật gây hại;
- Đảm bảo bao gói hay các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không gây thôi nhiễm, ô nhiễm cho thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Mức phạt vi phạm giấy vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
Như đã đề cập ở trên, trường hợp cơ sở nằm ngoài doanh sách đối tượng không thuộc diện xin cấp giấy chứng nhận nêu trên thì buộc phải tuân thủ quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp vi phạm, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tùy thuộc vào hành vi vi phạm là gì mà bạn sẽ phải chịu các mức phạt hành chính tương ứng khác nhau, cụ thể:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận VSATTP.
Một số câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Trường hợp nào không thuộc diện cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Không cố định về địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm nhỏ lẻ…
>> Xem chi tiết: Trường hợp không phải xin giấy phép vệ sinh ATTP.
2. Cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép như thế nào?
Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các bước sau:
3. Mức phạt không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là bao nhiêu?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (được quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
4. Biện pháp khắc phục hậu quả khi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
Theo Khoản 4, Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là:
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực phẩm.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT