Phân biệt: giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000

Giữa giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - giấy chứng nhận ISO 22000 có những điểm nào giống và khác nhau? Anpha sẽ chia sẻ chi tiết tại bài viết này.

3 điểm giống nhau của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm & ISO 22000

Nhìn chung, giấy chứng nhận VSATTP và chứng nhận ISO 22000 có những điểm tương đồng như:

  1. Là một trong những điều kiện với các cơ sở muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề cung ứng thực phẩm;
  2. Là loại giấy chứng nhận liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, khẳng định cơ sở đủ điều kiện theo quy định;
  3. Có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm.

5 điểm khác nhau của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & ISO 22000

Có thể thấy rằng, giấy chứng nhận VSATTP và giấy chứng nhận ISO 22000 đều nhằm mục đích khẳng định cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Tuy nhiên, khi so sánh chi tiết thì mỗi loại giấy chứng nhận sẽ có những điểm khác nhau. Dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ với bạn 5 điểm khác nhau của 2 loại giấy chứng nhận này.


 

1. Đối tượng xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng chỉ ISO 22000

Để có thể hoạt động kinh doanh lĩnh vực cung ứng thực phẩm, cơ sở phải có giấy phép VSATTP hoặc chứng chỉ ISO 22000. Mặc dù, chỉ có giấy phép VSATTP là bắt buộc, còn chứng nhận ISO 22000 là tự nguyện nhưng trong vài trường hợp mà bạn nên cân nhắc làm thủ tục xin cấp giấy phép VSATTP hay chứng chỉ ISO 22000 để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đơn giản hóa quy trình thực hiện.

Giấy phép VSATTP Chứng nhận ISO 22000
Đối với các cơ sở sản xuất & kinh doanh thực phẩm nói chung

Đối với các cơ sở có kế hoạch:

✓ Xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài
✓ Cải thiện & phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

✓ Tăng vị thế thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh & nâng cao mức độ tin cậy

✓ Kiểm soát toàn diện mối nguy an toàn thực phẩm

✓ Sản xuất các sản phẩm như: rượu, rượu ngâm, sữa, cao uống...

Thông thường, dựa vào quy mô hoạt động mà Anpha sẽ tư vấn xin giấy VSATTP hoặc xin chứng chỉ ISO 22000. 

Ví dụ: 

>> Xin ISO 22000 nếu mở siêu thị;

>> Xin giấy phép ATVSTP nếu mở cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ.

2. Cơ quan cấp chứng nhận VSATTP và chứng chỉ ISO 22000

Giấy phép VSATTP Chứng nhận ISO 22000

Tùy sản phẩm mà cơ quan cấp bao gồm: 

✓ Bộ Công thương

✓ Chi cục ATVSTP

✓ Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thuỷ sản

✓ Tổ chức cấp chứng nhận ISO

3. Các quyền lợi từ chứng nhận VSATTP và ISO 22000

Giấy phép VSATTP Chứng nhận ISO 22000

✓ Đáp ứng được yêu cầu pháp lý khi hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thực phẩm

✓ Căn cứ vào điều kiện mà cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy phép theo yêu cầu của đơn vị, cơ sở

✓ Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

✓ Được miễn giấy phép VSATTP & các đợt kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm

✓ Tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ hoặc các trường hợp khiếu nại về an toàn thực phẩm

✓ Chủ động kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, cung ứng

✓ Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về quyền lợi của chứng chỉ ISO 22000 tại các bài viết khác của Anpha:

 Xem thêm: Lợi ích của chứng chỉ ISO 22000

Cũng chia sẻ thêm với bạn, trên thực tế, điểm đặc trưng 2 loại giấy chứng nhận này là nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận, cụ thể:

  • Đối với giấy phép ATVSTP, cơ quan cấp giấy phép sẽ ghi cụ thể hoạt động của cơ sở. Chẳng hạn, nếu cơ sở chuyên về sản xuất thì nội dung trên giấy phép ATVSTP chỉ ghi “sản xuất”. Sau này, nếu cơ sở muốn mở rộng việc kinh doanh thì phải làm thủ tục xin thêm loại hình khác;
  • Đối với chứng chỉ ISO 22000, tổ chức cấp chứng chỉ sẽ ghi tổng quan, không ghi chi tiết cách thức hoạt động kinh doanh. Đây là lợi thế, vừa giúp cơ sở có thể hoạt động đa dạng hơn, vừa hạn chế các phát sinh về giấy tờ trong quá trình hoạt động. 

Ví dụ

Cơ sở sản xuất chocolate dạng hạt, nội dung thể hiện trên chứng nhận VSATTP và ISO 22000 như sau:

>> Chứng nhận VSATTP, nội dung ghi “sản xuất chocolate dạng hạt”. Tức là, cơ sở chỉ được sản xuất chocolate dạng hạt, không được sản xuất các dạng khác;

>> Chứng nhận ISO 22000, nội dung ghi “sản xuất chocolate”. Tức là, cơ sở có thể vừa sản xuất chocolate dạng hạt, vừa sản xuất dạng bánh kẹo… mà không cần phát sinh bất cứ giấy tờ nào khác. 

4. Phạm vi sử dụng của giấy chứng nhận VSATTP và chứng nhận ISO 22000

Theo quy định, với các cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 sẽ được miễn giấy phép VSATTP. Ngoài ra, cơ sở sẽ được xét miễn, giảm các đợt kiểm tra về vấn đề an toàn thực phẩm. Bảng dưới đây sẽ giải thích cho bạn phần nhỏ lý do tại sao lại có quy định này. Đồng thời, bạn cũng sẽ hiểu vì sao với chứng chỉ ISO 22000, cơ sở kinh doanh cung ứng thực phẩm lại được nhiều quyền lợi hơn so với giấy phép VSATTP.

Giấy phép VSATTP Chứng nhận ISO 22000
Chứng nhận VSATTP trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam & theo quy định của nhà nước Việt Nam ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế, được nhiều quốc gia công nhận

5. Thủ tục, hồ sơ xin cấp chứng nhận VSATTP và chứng chỉ ISO 22000

➤ Chi tiết hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP bao gồm:

1 - Bản thiết kế mặt bằng cơ sở;

2 - Đơn đề nghị xin cấp giấy phép VSATTP;

3 - Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh;

4 - Bảng thuyết minh CSVC, trang thiết bị & các dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

5 - Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất có kiến thức VSATTP;

6 - Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất đủ sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo chi tiết thủ tục, hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Xem thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

➤ Chi tiết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000 bao gồm:

1 - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2 - Công bố chất lượng sản phẩm;

3 - Hợp đồng lao động/các giấy tờ tương đương;

4 - Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

5 - Các giấy tờ, tài liệu khác tùy vào tổ chức cấp chứng chỉ ISO 22000.

➤ So sánh tổng quan về mức độ dễ/khó khi thực hiện 2 loại thủ tục này.

Nội dung Giấy phép VSATTP Chứng nhận ISO 2200
Chi tiết hồ sơ

✓ Số lượng hồ sơ nhiều hơn

✓ Hồ sơ phức tạp hơn

✓ Hồ sơ đơn giản hơn
Thời gian hoàn thành thủ tục ✓ Tối thiểu 15 ngày ✓ Tối thiểu 7 ngày
Các bước thực hiện ✓Thẩm định trực tiếp cơ sở kinh doanh, sản xuất là giai đoạn khó nhất khi xin giấy VSATTP bởi cơ sở kinh doanh sẽ phải tự hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước ✓ Có phần đơn giản hơn bởi hầu hết các giai đoạn sẽ được tổ chức cấp chứng nhận ISO 22000 hướng dẫn & hoàn thiện theo tiêu chuẩn ISO
 

Vậy nên xin chứng nhận VSATTP hay chứng nhận ISO 22000?

Qua các hạng mục so sánh, bạn có thể hiểu đơn giản, giấy chứng nhận VSATTP là điều kiện, còn giấy chứng nhận ISO 22000 là chọn lựa. Để có thể kinh doanh, sản xuất ngành cung ứng thực phẩm bạn bắt buộc phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cân nhắc chọn lựa thay thế bằng chứng nhận ISO 22000. 

Vậy, nếu giấy chứng nhận ISO 22000 mang đến nhiều lợi ích hơn thì tại sao vẫn có những cơ sở kinh doanh chọn lựa giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Để trả lời câu hỏi trên, Anpha lấy ví dụ điển hình, giấy chứng nhận ISO 22000 là 1 trong những điều kiện để có thể xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài. Khi đó, nếu cơ sở kinh doanh không có kế hoạch xuất khẩu mà chỉ kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam thì chỉ cần xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chốt lại, tùy vào mục đích cũng như quy mô hoạt động mà cơ sở kinh doanh quyết định chọn lựa xin cấp chứng phép VSATTP hay chứng nhận ISO 22000 cho phù hợp.

Bạn có thể liên hệ cho Anpha để được tư vấn xin giấy VSATTP và tư vấn ISO 22000 miễn phí hoặc tham khảo dịch vụ làm thủ tục xin chứng nhận ISO 22000giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

GỌI NGAY

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm & chứng nhận ISO 22000

Bạn có thể tham khảo các dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận của Anpha theo 2 đường dẫn sau:

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000 - Trọn gói từ 16.000.000 đồng;

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP - Từ 12.000.000 đồng.

Các câu hỏi thường gặp

1. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Trả lời: Tùy sản phẩm cơ sở kinh doanh, sản xuất mà cơ quan cấp có thể là: Bộ Công thương, Chi cục ATVSTP hoặc Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thuỷ sản.

>> Xem thêm: Cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.


2. Giấy chứng nhận VSATTP và chứng nhận ISO 22000 khác nhau thế nào?

Trả lời: Giữa chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 có 5 điểm khác biệt cơ bản như: 

>> Đối tượng, mục đích xin cấp;

>> Cơ quan, tổ chức cấp chứng nhận;

>> Lợi ích nhận được từ giấy chứng nhận;

>> Phạm vi sử dụng của giấy chứng nhận;

>> Hồ sơ & cách thức thực hiện.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa giấy chứng nhân VSATTP và chứng nhận ISO.


3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian bao lâu?

Trả lời: Giấy chứng nhận ATVSTP có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm. Do vậy, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn sử dụng để tránh bị xử phạt hành chính khi có cơ quan chức năng kiểm tra.


4. Dịch vụ làm giấy VSATTP tại Anpha có tư vấn xin giấy VSATTP trước không?

Trả lời: Có. Với tất cả các dịch vụ tại Anpha, không chỉ riêng dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm, Anpha luôn hỗ trợ tư vấn miễn phí các thông tin pháp lý trước và sau khi hoàn thành thủ tục. Gọi ngay!


5. Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000 giống giấy phép ATVSTP như thế nào?

Trả lời: Nhìn chung, ISO 22000 có 3 điểm tương đồng với giấy phép ATVSTP: 

>> Đều có hiệu lực trong 3 năm;

>> Đều là chứng nhận về an toàn thực phẩm;

>> Đều là 1 trong những điều kiện để hoạt động cung ứng thực phẩm.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH