Tiêu chuẩn ISO, chứng chỉ ISO và các loại giấy chứng nhận ISO phổ biến cho công ty, doanh nghiệp: ISO 9001, ISO 22000, HACCP... Tư vấn đăng ký ISO ở đâu?... Toàn bộ sẽ được Anpha chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
ISO là gì?
ISO (tiếng Anh là International Organization for Standardization) được thành lập năm 1947, là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế độc lập, với vai trò thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và được áp dụng trên toàn thế giới.
Đến nay ISO có hơn 160 quốc gia là thành viên (bao gồm cả Việt Nam) và đã ban hành hơn 22.000 tiêu chuẩn quốc tế từ sản xuất, công nghệ, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, thực phẩm cho đến chăm sóc sức khỏe.
Tiêu chuẩn ISO là gì? Các loại tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động phát triển bền vững và tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của tổ chức, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có một hoặc nhiều bộ tiêu chuẩn ISO riêng, trong đó có một số tiêu chuẩn ISO phổ biến phiên bản mới nhất được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. Cụ thể:
1. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, hành chính công…
Thông qua giấy chứng nhận ISO 9001:2015, các tổ chức và doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp ra thị trường.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 9001.
2. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn ISO 14100:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, do tổ chức ISO ban hành với mục đích giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với môi trường.
3. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety, viết tắt là OH&S).
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 không chỉ giúp tổ chức kiểm soát tốt các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp đối với người lao động mà còn giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan bảo hiểm, chi trả do tai nạn lao động.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 45001.
4. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Được xây dựng nhằm giúp tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể kiểm soát và phòng ngừa những rủi ro từ bên ngoài trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000.
5. Tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, cũng là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để kiểm soát các mối nguy hại từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận HACCP.
6. Tiêu chuẩn ISO 13485:2016
ISO 13485 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng an toàn trang thiết bị y tế, được thiết kế dành riêng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh các trang thiết bị y tế như là khẩu trang, găng tay, kim chích, dây truyền…
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 13485.
7. Tiêu chuẩn ISO 27000:2013
Là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin. Bộ tiêu chuẩn này nhằm giúp cho tổ chức, doanh nghiệp quản lý an ninh thông tin, bảo vệ các tài sản thông tin một cách hiệu quả nhất.
Chứng nhận ISO, chứng chỉ ISO là gì?
Chứng nhận ISO chính là việc một doanh nghiệp được Tổ chức chứng nhận đánh giá chất lượng hệ thống và cấp cho giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO.
Chứng chỉ ISO (giấy chứng nhận ISO) chính là kết quả chứng minh doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO tương ứng.
Nội dung của giấy chứng nhận ISO gồm có:
- Tên tổ chức cấp chứng nhận ISO;
- Thông tin doanh nghiệp được cấp chứng nhận như: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở;
- Tiêu chuẩn chứng nhận được cấp (như ISO 9001:2015, 27000:2013…);
- Lĩnh vực được cấp chứng nhận;
- Số chứng chỉ, hiệu lực chứng chỉ, ngày cấp.
Chứng chỉ ISO có thời hạn sử dụng là 3 năm. Trong thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực, cứ mỗi 12 tháng/lần, tổ chức chứng nhận ISO đã cấp chứng chỉ sẽ thực hiện đánh giá lại để đảm bảo hệ thống quản lý của doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.
Một số loại chứng chỉ ISO được quan tâm tại Việt Nam hiện nay:
- Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng;
- Giấy chứng nhận ISO 27001:2013 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin;
- Giấy chứng nhận ISO 13485:2016 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế;
- Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận ISO 50001:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng;
- Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng môi trường;
- Chứng chỉ HACCP - Chứng nhận hệ thống an an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận ISO 45001:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Tổ chức chứng nhận ISO tại Việt Nam
Tổ chức chứng nhận ISO (hay tổ chức đánh giá sự phù hợp) là tổ chức tiến hành thử nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ hay môi trường có phù hợp với bộ tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật của tiêu chuẩn ISO tương ứng hay không?
Tổ chức chứng nhận ISO phải được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận và chỉ định cấp chứng chỉ ISO. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 90 tổ chức chứng nhận ISO được cấp phép hoạt động, tuy nhiên mỗi tổ chức chứng nhận ISO chỉ được cấp một số loại chứng nhận trong phạm vi đăng ký.
Một số câu hỏi về ISO, tiêu chuẩn ISO, chứng chỉ ISO
1. Chứng nhận ISO 9001 là gì?
Chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, hành chính công… Phiên bản mới nhất là chứng nhận ISO 9001:2015.
2. ISO 45001 là gì?
ISO 45001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety, viết tắt là OH&S), để tổ chức có thể kiểm soát các rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OH&S) đối với người lao động. Phiên bản mới nhất là chứng nhận ISO 45001:2018.
3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO có lợi gì cho doanh nghiệp?
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
4. Chứng nhận ISO là gì?
Chứng nhận ISO chính là việc một doanh nghiệp được Tổ chức chứng nhận đánh giá chất lượng hệ thống và cấp cho giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO.
5. Thời hạn của giấy chứng nhận ISO là bao lâu?
Chứng chỉ ISO có thời hạn là 3 năm. Trong thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực, cứ mỗi 12 tháng/lần, Tổ chức chứng nhận ISO đã cấp chứng chỉ sẽ thực hiện đánh giá lại để đảm bảo hệ thống quản lý của doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.
6. Nội dung giấy chứng nhận ISO gồm những gì?
Nội dung của giấy chứng nhận ISO gồm có:
- Tên Tổ chức cấp chứng nhận ISO;
- Thông tin doanh nghiệp được cấp chứng nhận như: Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở;
- Tiêu chuẩn chứng nhận được cấp (như ISO 9001:2015, 27000:2013…);
- Lĩnh vực được cấp chứng nhận;
- Số chứng chỉ, hiệu lực chứng chỉ, ngày cấp.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.