Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 45001:2018 tiêu chuẩn OH&S

Miễn phí tư vấn ISO 45001 và hoàn thành dịch vụ xin chứng nhận ISO 45001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OH&S từ 20 ngày.

Chứng nhận ISO 45001 là gì? OH&S là gì? 

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được ban hành bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO.

Thông qua tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp không chỉ có thể thiết lập môi trường làm việc an toàn, mà còn cải thiện các vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Đối tượng, ngành nghề cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 chưa được quy định cụ thể. Tuy nhiên, nếu tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có tỷ lệ tai nạn trực tiếp cao như xây dựng, vận tải, khai thác chế biến, chế tạo, sửa chữa… thì nên xin chứng nhận ISO 45001.

Hiện tại, phiên bản duy nhất còn hiệu lực sử dụng là ISO 45001:2018. Phiên bản cũ của tiêu chuẩn ISO 45001 là OHSAS 18001 đã hết hiệu lực sử dụng từ ngày 12/03/2021. Do vậy, nếu doanh nghiệp muốn được chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thì phải xin chứng nhận ISO 45001.

OH&S là gì?

OH&S (Occupational Health and Safety) - Hệ thống an toàn và vệ sinh lao động hay còn được gọi là Bảo hộ lao động. 

Hệ thống quản lý OH&S là cách để tổ chức, doanh nghiệp quản lý rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh và sức khỏe cho người lao động. Đồng thời, hệ thống OH&S cũng chính là cơ sở để triển khai xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001. 

Dịch vụ xin cấp chứng nhận ISO 45001:2018 tại Anpha

➤ Thông tin dịch vụ xin chứng chỉ ISO 45001

  • Tổng chi phí: 25.000.000 đồng;

(*) Chưa bao gồm phí duy trì hằng năm: 8.000.000 đồng/năm.

  • Thời gian hoàn thành dịch vụ: 10 ngày làm việc;
  • Các thông tin khách hàng cần cung cấp: 

>> Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập;

>> Bản xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 45001.

➤ Các chứng nhận liên quan đến ISO 45001

Để tạo nên một môi trường làm việc an toàn với hệ thống quản lý hiệu quả, tổ chức, doanh nghiệp có thể cân nhắc tích hợp đồng thời 2 tiêu chuẩn sau:

  • ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng: Trọn gói 20.000.000 đồng;
  • ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường: Trọn gói 23.000.000 đồng.

Với dịch vụ xin chứng nhận ISO tại Anpha, doanh nghiệp sẽ được tư vấn miễn phí và cụ thể theo tình trạng, định hướng của doanh nghiệp, chẳng hạn: 

>> Nên tích hợp thêm tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001? 

>> Có ảnh hưởng gì không nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 mà không tích hợp các tiêu chuẩn khác?

Liên hệ ngay với Anpha để được tư vấn chi tiết.

GỌI NGAY

 

➤ Các bước để được cấp giấy chứng nhận ISO 45001

Về cơ bản, 4 bước để doanh nghiệp được công nhận Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp bao gồm:

  1. Làm thủ tục đăng ký với tổ chức cấp chứng nhận ISO 45001;
  2. Trao đổi thông tin và tiến hành kế hoạch đánh giá chứng nhận ISO 45001;
  3. Đánh giá tài liệu và chứng nhận ISO 45001 tại hiện trường (nhà xưởng, nơi sản xuất, nơi thực hiện kinh doanh…);
  4. Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 45001.

Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm, kể từ ngày được cấp chứng nhận.

 

Nội dung ISO 45001 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 45001 có cấu trúc khá chặt chẽ và rõ ràng với 10 điều khoản như sau:

  1. Phạm vi tiêu chuẩn ISO 45001;
  2. Tài liệu viện dẫn;
  3. Thuật ngữ và định nghĩa;
  4. Bối cảnh của tổ chức;
  5. Sự lãnh đạo, tham gia của toàn thể cấp quản lý và người lao động;
  6. Lập kế hoạch cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S);
  7. Hỗ trợ;
  8. Hoạt động;
  9. Đánh giá hiệu suất;
  10. Cải tiến.

Vì sao tổ chức, doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 45001?

Các lý do để doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:

Giá trị vô hình

  1. Xác định, kiểm soát các mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (OH&S);
  2. Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt hơn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp;
  3. Tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh;
  4. Phát triển, gắn kết mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động;
  5. Nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ khi đạt chứng nhận ISO 45001;
  6. Nâng cao uy tín và nhận diện của doanh nghiệp trước khách hàng, đối tác;
  7. Thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với xã hội khi chủ động mang đến môi trường an toàn về sức khỏe cho người lao động.

➤ Giá trị hữu hình

  1. Hạn chế tối đa các trường hợp dẫn đến tai nạn nghề nghiệp;
  2. Đảm bảo đáp ứng các điều kiện pháp lý trong quá trình kinh doanh, sản xuất;
  3. Hạn chế tối đa nguy cơ bị xử phạt do vi phạm các vấn đề về an toàn lao động;
  4. Tạo cơ hội đưa doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài;
  5. Giảm thiểu tối đa chi phí bảo hiểm, chi phí giải quyết sự cố an toàn lao động, chi phí cơ hội khi phải tạm ngưng hoạt động do tai nạn lao động…

Các câu hỏi thường gặp khi xin cấp chứng nhận ISO 45001:2018

1. Tiêu chuẩn ISO 45001 có bắt buộc không?

Hiện tại, tiêu chuẩn ISO 45001 không bắt buộc. Tuy nhiên, trong vài trường hợp cần đáp ứng yêu cầu đấu thầu hay mở rộng thị trường ra nước ngoài thì doanh nghiệp phải được chứng nhận ISO 45001.


2. Dịch vụ xin chứng chỉ ISO 45001:2018 tại Anpha?

Tổng chi phí xin chứng nhận ISO 45001 tại Anpha là 25.000.000 đồng. 

Miễn phí tư vấn tất cả vấn đề liên quan đến an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, chẳng hạn: Nên tích hợp thêm tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001? Nếu chỉ áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 mà không tích hợp các tiêu chuẩn khác thì có ổn không?...


3. Anpha có làm dịch vụ xin chứng nhận OHSAS 18001 không?

>> Hiện tại, tiêu chuẩn OHSAS 18001 đã không còn hiệu lực sử dụng. Do vậy, doanh nghiệp nếu muốn được chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Bảo hộ lao động) thì nên xin chứng nhận ISO 45001, với phiên bản mới nhất là ISO 45001:2018.

>> Dịch vụ xin chứng nhận ISO 45001:2018 tại Anpha có chi phí trọn gói...


4. Chứng nhận ISO 45001 là gì?

Chứng nhận ISO 45001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, thuộc tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp sẽ có thể đảm bảo kiểm soát được các rủi ro trong hệ thống quản lý về an toàn vệ sinh và an toàn cho người lao động cũng như góp phần bảo vệ môi trường.


5. Có cần chuyển từ OHSAS 18001 sang chứng nhận ISO 45001 không?

OHSAS đã hết hiệu lực sử dụng kể từ ngày 12/03/2021. Do vậy, OHSAS 18001 mà các doanh nghiệp đang áp dụng không còn giá trị sử dụng và phải nhanh chóng làm thủ tục chuyển đổi sang chứng chỉ ISO 45001. 

Liên hệ Anpha để được hỗ trợ tư vấn ISO 45001 miễn phí.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng dịch vụ, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH