Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký Bản Quyền Tác Giả

Qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ các thông tin, yêu cầu pháp lý khi làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như điều kiện, phạm vi và thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Đồng thời, tải mẫu hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả hoặc bản quyền logo tại đây.

Đối tượng và điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm do cá nhân, tổ chức đó trực tiếp sáng tác hoặc sở hữu. Có nghĩa là, tác phẩm cần bảo hộ quyền tác giả không được sao chép và phải là sản phẩm lao động trí tuệ.

Theo đó, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:

➤ Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Tác phẩm phái sinh (các tác phẩm cải biên, biên soạn, chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác…) nhưng không gây ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

➤ Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu;
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, các văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của các văn bản đó.

➤ Cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả: Phải ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả. 

Tại bài viết này, Anpha sẽ hướng dẫn bạn thủ tục, hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký quyền tác, cụ thể là bản quyền logo công ty/cá nhân... bạn chuẩn bị bộ hồ sơ như dưới đây.

Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền logo:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (mẫu 01);
  2. Giải trình về tác phẩm đăng ký bản quyền;
  3. Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả (2 bản);
  4. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);
  5. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung);
  6. Biên bản xác nhận của tác giả về việc sáng tác ra tác phẩm cần bảo hộ;
  7. Giấy ủy quyền (nếu tác giả không trực tiếp thực hiện thủ tục);
  8. Quyết định giao việc (nếu tác phẩm cần bảo hộ được thiết kế từ đơn vị khác).

>> TẢI MIỄN PHÍ MẪU: Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền logo.

Lưu ý: 

Tài liệu, hồ sơ phải được viết hoặc dịch ra tiếng Việt.

Tùy vào từng tác phẩm cần đăng ký bảo hộ quyền tác giả mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi. Liên hệ Anpha để được hỗ trợ chi tiết thông tin. 

Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như logo công ty, logo cá nhân, bao bì sản phẩm… bạn có thể nộp hồ sơ theo 3 cách: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online.

 

➤ Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tại Cục Bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ bạn nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện theo địa chỉ Cục Bản quyền tác giả như sau:

  • Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33, Ngõ 294/2, Phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện tại TP. HCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM;
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

➤ Nộp online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tương tự cách nộp hồ sơ trực tiếp, sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn truy cập tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nộp theo hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản đăng ký và đăng nhập tài khoản hệ thống

  • Bước 2: Điền thông tin theo hướng dẫn

>> Thủ tục hành chính;

>> Tại “Bộ lọc tìm kiếm”, chọn “Lĩnh vực bản quyền tác giả, cơ quan Cục bản quyền tác giả”;

>> Chọn thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký‎ quyền tác giả”;

>> Nộp hồ sơ.

 
  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin người đứng tên hồ sơ

 
  • Bước 4: Nhập nội dung đăng ký

  • Bước 5: Đính kèm hồ sơ và chọn phương thức nộp, nhận kết quả

 

➤ Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả sẽ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. 

Hướng dẫn tra cứu quyền tác giả

Trước khi làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bạn nên thực hiện tra cứu, kiểm tra bản quyền đối với tác phẩm cần bảo hộ. Mặc dù, việc tra cứu quyền tác giả không có tác dụng kiểm tra tính trùng lặp như tra cứu độc quyền thương hiệu. Tuy nhiên, với bước tra cứu này, bạn có thể xác định được tình trạng đăng ký tên tác phẩm, tránh mất thời gian thực hiện nhưng không được duyệt hồ sơ.

Để tra cứu quyền tác giả, bạn truy cập Hệ thống tra cứu niên giám của Cục Bản quyền tác giả và điền các thông tin theo hướng dẫn tại trang.

Hoặc bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả - trọn gói 2.000.000 đồng của Anpha để được hỗ trợ miễn phí tra cứu và được tư vấn các thông tin liên quan theo từng tác phẩm.

Xem thêm:

 Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;

 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo.

GỌI NGAY

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Như đã chia sẻ, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó, dựa vào quyền và loại tác phẩm mà tác phẩm được bảo hộ có thời hạn hoặc vô thời hạn.

➤ Bảo hộ quyền tác giả có thời hạn

Thời điểm chấm dứt bảo hộ quyền tác giả đối với các trường hợp bảo hộ có thời hạn là 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn. Chi tiết các tác phẩm và thời hạn bảo hộ như sau:

  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh nói chung:

>> Kể từ khi được công bố lần đầu tiên, tác phẩm được bảo hộ 75 năm;

>> Kể từ khi tác phẩm được định hình nhưng chưa được công bố trong vòng 25 năm, tác phẩm được bảo hộ 100 năm.

  • Đối với tác phẩm khuyết danh: Kể từ khi thông tin về tác giả xuất hiện, tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh có đồng tác giả: Tác phẩm sẽ được bảo hộ từ khi thông tin về tác giả xuất hiện cho đến năm thứ 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.

➤ Bảo hộ quyền tác giả vô thời hạn

Quyền nhân thân của các tác phẩm sẽ được bảo hộ vô thời hạn với chi tiết quyền như sau:

  • Được đặt tên cho tác phẩm;
  • Được đứng/nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm khi công bố, sử dụng;
  • Được bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm dưới các hình thức sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm, gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả.

Thông tin pháp lý khác về quyền tác giả & giấy chứng nhận quyền tác giả

Các trường hợp cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả

Đối với các trường hợp giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả thì bạn làm thủ tục xin cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả.

Cách thực hiện thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả tương tự như khi làm thủ tục đăng ký tác quyền lần đầu. Tuy nhiên, chi tiết hồ sơ đơn giản hơn và thời gian giải quyết cũng sẽ nhanh hơn, cụ thể: 

Chi tiết hồ sơ xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả bao gồm: 

  1. Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;
  2. Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (mẫu 01);
  3. Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả (2 bản);
  4. Tài liệu chứng minh sự thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc thay đổi thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp.

Thời gian giải quyết hồ sơ: từ 7 - 12 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Đối với các trường hợp sau, giấy chứng nhận bản quyền tác giả sẽ bị hủy bỏ hiệu lực, cụ thể:

  • Tác phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả;
  • Cá nhân/tổ chức được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả không phải là chủ sở hữu hoặc tác giả sáng tác ra tác phẩm;
  • Cá nhân/tổ chức phát hiện việc cấp giấy chứng nhận bản quyền không đúng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi dưới đây được xem như xâm phạm bản quyền tác giả:

  • Mạo danh tác giả;
  • Làm và bán tác phẩm dưới hình thức giả mạo chữ ký của tác giả;
  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Có các hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm gây ảnh hưởng danh dự và uy tín của tác giả;
  • Công bố, xuất bản, phân phối, xuất/nhập khẩu, sử dụng, cho thuê/mướn... tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào nhưng chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Sao chép tác phẩm nhưng chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc đồng tác giả hoặc chủ sở hữu. Trừ các trường hợp sao chép không nhằm mục đích thương mại như nghiên cứu khoa học, giảng dạy, biểu diễn miễn phí hoặc trích dẫn tác phẩm mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của tác phẩm…;
  • Làm tác phẩm phái sinh nhưng chưa được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp chuyển thành chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền tác giả dưới hình thức điện tử;
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật được thực hiện bởi chủ sở hữu quyền tác giả nhằm mục đích bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

Tổ chức, cá nhân có thể làm thủ tục đăng ký bản quyền logo trực tiếp tại 3 địa chỉ sau:

>> Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33, Ngõ 294/2, Phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;

>> Văn phòng đại diện tại TP. HCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM;

>> Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Quyền tác giả (tác quyền) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả là quyền của cá nhân/tổ chức đối với tác phẩm - sản phẩm lao động trí tuệ được trực tiếp sáng tác hoặc sở hữu của cá nhân/tổ chức đó mà không phải là sản phẩm sao chép.

Để có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả, điều kiện đầu tiên là tác phẩm đó phải thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Sau đó, tác phẩm cần bảo hộ phải là sản phẩm lao động trí tuệ, không được sao chép dưới bất cứ hình thức nào.

 Tham khảo: Đối tượng và điều kiện bảo hộ quyền tác giả.

Tùy vào tác phẩm cần bảo hộ cũng như quyền nhân thân hay quyền tài sản mà thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ được quy định có thời hạn hoặc vô thời hạn. Chẳng hạn, đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như logo công ty, logo cá nhân thì thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả được quy định như sau:

>> Kể từ khi được công bố lần đầu tiên, tác phẩm được bảo hộ 75 năm;

>> Kể từ khi tác phẩm được định hình nhưng chưa được công bố trong vòng 25 năm, tác phẩm được bảo hộ 100 năm.

 Tham khảo chi tiết: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Để làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả/logo, bạn có thể nộp theo 3 cách: trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp online. 

  • Với cách nộp trực tiếp và nộp qua bưu điện, bạn nộp tại địa chỉ Cục Bản quyền tác giả:

+ Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: 33, Ngõ 294/2, Phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;

+ Văn phòng đại diện tại TP. HCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM;

+ Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

  • Với cách đăng ký bản quyền tác giả online, bạn tham khảo hướng dẫn bằng hình ảnh tại bài link dưới

  Xem thêm: Hướng dẫn cách làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền logo

Các đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả được kể đến là:

>> Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

>> Tác phẩm phái sinh (các tác phẩm cải biên, biên soạn, chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác…) nhưng không gây ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

5 bước để làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả online:

>> Bước 1: Tạo tài khoản đăng ký và đăng nhập tài khoản hệ thống;

>> Bước 2: Điền thông tin theo hướng dẫn tại hệ thống;

>> Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin người đứng tên hồ sơ;

>> Bước 4: Nhập nội dung đăng ký;

>> Bước 5: Đính kèm hồ sơ và chọn phương thức nộp, nhận kết quả.

  Tham khảo: Hướng dẫn cách làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền logo.

Được, doanh nghiệp có thể tự làm thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty hoặc tham khảo dịch vụ đăng ký bản quyền logo của Anpha - trọn gói 2.000.000 đồng. Gọi ngay!

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH