So sánh, phân biệt giữa giấy chứng nhận ISO 9001 - ISO 22000

Qua bài viết này, Anpha sẽ chia sẻ với bạn điểm khác và giống nhau của chứng chỉ ISO 9001, chứng chỉ ISO 22000 và các thông tin về tiêu chuẩn ISO của 2 loại giấy chứng nhận này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ Anpha để được hỗ trợ tư vấn ISO 9001 và tư vấn ISO 22000 miễn phí.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và ISO 22000

Nhìn chung, chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 đều là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, thuộc tiêu chuẩn quốc tế. 

Với chứng chỉ ISO 9001 hay chứng chỉ ISO 22000 đều là cách để doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng như hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

Tuy nhiên, ISO 9001 và ISO 22000 có những điểm khác biệt nhất định mà doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cần hiểu rõ để tránh những bất cập trong quá trình hoạt động sau này. 

So sánh giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000

Tại nội dung này, Anpha sẽ so sánh và chỉ ra những điểm khác nhau giữa chứng nhận ISO 9001:2015 và chứng nhận ISO 22000:2018. 

➤ Giấy chứng nhận ISO là gì?

ISO 9001

ISO 22000

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 bao gồm các yêu cầu về quy trình thực hiện & cách thức vận hành nhằm mang đến hiệu quả trong hoạt động, sản xuất kinh doanh

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm

 

➤ Đối tượng, ngành nghề cần áp dụng tiêu chuẩn ISO

ISO 9001

ISO 22000

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung ứng thực phẩm, dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn… dưới hình thức trực tiếp hoặc trung gian

Chi tiết hơn về đối tượng cần được chứng nhận ISO 22000, bạn có thể xem tại bài viết:

  Các đối tượng cần được chứng nhận ISO 22000.

➤ Mục đích xin giấy chứng nhận ISO

Khi đạt tiêu chuẩn ISO nói chung, đơn vị, tổ chức sẽ được khá nhiều quyền lợi - đây cũng được xem là mục đích để các đơn vị, tổ chức xin chứng chỉ ISO. Về cơ bản, mỗi loại ISO sẽ có những quyền lợi riêng, ngoài các quyền lợi chung như: 

>> Tăng lòng tin khách hàng;

>> Tạo cơ hội xuất khẩu thế giới;

>> Hỗ trợ truyền thông, quảng cáo;

>> Khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường;

>> Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ chưa được công nhận tiêu chuẩn ISO.

ISO 9001

ISO 22000

  1. Giảm chi phí hoạt động, vận hành
  2. Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng chi phí & nguồn lực hợp lý
  3. Khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ với khách hàng
  4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm & xác định rõ ràng nghĩa vụ mỗi nhân viên
  5. Góp phần cải thiện hệ thống, quy trình & bộ máy sản xuất
  6. Nền tảng để kết hợp với các tiêu chuẩn ISO khác nhau
  7. Điều kiện để có thể tham gia đấu thầu các lĩnh vực công
  1. Giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy
  2. Kiểm soát mối nguy về an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất, cung ứng
  3. Miễn giấy phép ATVSTP & các đợt kiểm tra, thanh tra ATVSTP
 

➤ Các loại ISO

ISO 9001

ISO 22000

Các phiên bản cũ, bao gồm:

  1. ISO 9001:1987
  2. ISO 9001:1994
  3. ISO 9001:2000
  4. ISO 9001:2008

ISO 9001 phiên bản mới nhất - ISO 9001:2015

Phiên bản cũ - ISO 22000:2005

ISO 22000 phiên bản mới nhất - ISO 22000:2018

 

➤ Chu kỳ giám sát

Mặc dù cả chứng nhận ISO 9001chứng nhận ISO 22000 đều có hiệu lực sử dụng trong 3 năm. Tuy nhiên trong 3 năm đó, tùy vào chứng nhận ISO và tổ chức cấp chứng nhận ISO mà chu kỳ giám sát sẽ khác nhau.

ISO 9001

ISO 22000

6 tháng - 9 tháng - 12 tháng

Tối thiểu 12 tháng/lần

 

Nên xin chứng nhận ISO 9001 hay chứng nhận ISO 22000?

Qua các hạng mục so sánh, có thể thấy rằng, ISO 9001 là tiêu chuẩn chung, mang tính tổng quan cho mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, ISO 22000 chỉ tập trung về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng thực phẩm, nên đăng ký chứng nhận ISO 9001 hay ISO 22000? Anpha sẽ đưa ra 3 trường hợp để bạn có cái nhìn rõ ràng nhất.

➤ Trường hợp 1 - Chỉ đăng ký chứng nhận ISO 22000

Hầu hết, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung đều chỉ quan tâm đến việc đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000. Bởi, với chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp không chỉ được miễn giấy phép VSATTP mà còn được miễn, giảm các đợt kiểm tra, thanh tra về VSATTP cũng như là cách để doanh nghiệp khẳng định đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề thực phẩm. Ngoài ra, với một số lĩnh vực, ngành nghề như sản xuất rượu thì ISO 22000 sẽ giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ, cơ sở kinh doanh. 

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chỉ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đồng nghĩa với các vấn đề cơ bản sau:

  1. Giảm khả năng cạnh tranh so với đối thủ;
  2. Không đáp ứng được các yêu cầu từ phía khách hàng;
  3. Không đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản lý và vận hành;
  4. Giảm hiệu quả trong quá trình sản xuất, vận hành, quản lý, kinh doanh...

➤ Trường hợp 2 - Chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001

Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng thực phẩm, 1 trong những điều kiện để kinh doanh ngành nghề là phải được cấp giấy chứng nhận VSATTP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000. Vậy nên, nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì không đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh ngành nghề. 

➤ Trường hợp 3 - Đăng ký chứng nhận ISO 22000 và chứng nhận ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiền đề để triển khai ISO 22000. Nói cách khác, để kiểm soát toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm thì quy trình sản xuất, hệ thống quản lý… góp phần không nhỏ.

Vậy nên, áp dụng đồng thời tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn ISO 9001 vừa giúp doanh nghiệp cải thiện các trở ngại trong hệ thống quản lý, vừa đảm bảo tối đa về an toàn thực phẩm.

Để được tư vấn ISO miễn phí về các quy định, điều kiện, đừng ngại liên hệ với Anpha hoặc tham khảo dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 9001 và dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000 tại Anpha.

  Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 9001;

  Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000.

GỌI NGAY

Dịch vụ xin giấy chứng nhận, chứng chỉ ISO tại Anpha

➤ Trọn gói dịch vụ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018
     
>> Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Chi phí trên áp dụng cho 1 tiêu chuẩn ISO và chưa bao gồm phí duy trì 6.000.000 đồng/năm.

➤ Tổng thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký chứng nhận, chứng chỉ ISO: 7 - 15 ngày

➤ 3 thông tin bạn cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ xin chứng chỉ ISO:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Công bố chất lượng sản phẩm;
  • Hợp đồng thuê, mượn hoặc các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng cơ sở sản xuất kinh doanh hợp pháp.

Các câu hỏi thường gặp khi phân biệt ISO 9001 và ISO 22000

1. Giấy chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 giống nhau điểm nào?

Chứng chỉ ISO 9001 và ISO 22000 nhìn chung có các điểm giống nhau như: đều là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thuộc tiêu chuẩn quốc tế và có hiệu lực sử dụng trong 3 năm.


2. Nên xin giấy chứng nhận ISO 9001 hay giấy chứng nhận ISO 22000?

Vì chứng nhận ISO 9001 áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực còn ISO 22000 chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, xin chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 22000 sẽ căn cứ vào mục đích cũng như lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết này hoặc liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.


3. Các điểm khác nhau giữa chứng chỉ ISO 9001 và chứng chỉ ISO 22000 là gì?

5 điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận ISO 9001 và giấy chứng nhận ISO 22000 là: khái niệm, đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO, mục đích xin cấp giấy chứng nhận ISO, các phiên bản và chu kỳ giám sát.
  Xem chi tiết Phân biệt giấy chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000


4. ISO 9001 có bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động cung ứng thực phẩm?

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực cung ứng thực phẩm, chỉ cần được cấp 1 trong 2 loại giấy chứng nhận sau: ISO 22000 hoặc chứng nhận VSATTP, không bắt buộc phải có giấy chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, để quy trình sản xuất, vận hành và kinh doanh đạt hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm chứng nhận ISO 9001.


5. Anpha có làm dịch vụ xin chứng nhận ISO không?

Anpha nhận làm dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018. Nếu bạn cần làm dịch vụ xin chứng chỉ ISO khác 2 loại trên, đừng ngại liên hệ Anpha để được hỗ trợ.


6. Doanh nghiệp thực phẩm muốn xuất khẩu nước ngoài thì phải có chứng nhận ISO nào?

Chứng nhận ISO 9001 hay ISO 22000 đều tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài. 


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH