Điều kiện để cấp chứng nhận ISO 9001, quy trình & thủ tục đăng ký hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, 5 loại hình doanh nghiệp áp dụng ISO 9001:2015: kinh doanh, sản xuất xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm, hàng hóa về vật liệu xây dựng…
Doanh nghiệp muốn được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cần đáp ứng điều kiện:
1. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn 9001:2015
Điều kiện đầu tiên để được cấp chứng nhận ISO 9001 là doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý theo quy định của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Tùy vào từng loại ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mà kế hoạch, hồ sơ tài liệu, quy trình thực hiện… phải đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ví dụ như:
- Có văn phòng làm việc hoặc kho bãi;
- Hồ sơ liên quan đến nhật ký sản xuất;
- Hồ sơ về quản lý quá trình cung cấp dịch vụ;
- Danh mục về quy trình, biểu mẫu của doanh nghiệp;
- Hồ sơ về xuất kho: phiếu xuất kho, sổ theo dõi mua bán…;
- Hồ sơ về sản phẩm kinh doanh: chứng từ đầu vào, đầu ra, quá trình mua bán, kinh doanh.
2. Thực hiện đánh giá với tổ chức chứng nhận ISO 9001
Sau khi xây dựng được hệ thống quản lý tốt, có đầy đủ bằng chứng chứng minh được sự phù hợp, doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá nội bộ. Tiếp đó, doanh nghiệp có thể trao đổi với tổ chức chứng nhận ISO để được thực hiện đánh giá.
3. Duy trì hệ thống vận hành sau khi được cấp ISO 9001:2015
Khi đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 lần đầu, doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì nguyên tắc của ISO 9001 để hệ thống tổ chức và các sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng. Nếu không thực hiện đúng, doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ ISO 9001.
1. Giai đoạn 1: Thu thập thông tin và đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015
➤ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015, gồm:
- Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận ISO 9001;
- Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015;
- Báo cáo tóm tắt quy trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Bản đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
➤ Nộp hồ sơ đến tổ chức cấp chứng nhận ISO 9001:2015
Tổ chức cấp chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ tiếp nhận, đánh giá sơ bộ hồ sơ - hệ thống tài liệu của doanh nghiệp và tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ làm chứng nhận ISO 9001.
2. Giai đoạn 2: Khảo sát đánh giá và xác định tổng quan nội bộ
Ngay sau khi ký hợp đồng, tổ chức cấp chứng nhận ISO 9001 sẽ tiến hành thành lập đoàn đánh giá để thực hiện khảo sát và đánh giá tổng quan:
- Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp;
- Phân bổ chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với từng phòng, ban;
- Quy định quyền và nghĩa vụ cho từng chức danh, vị trí theo năng lực;
- Quy định quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo và bộ phận quản lý tiêu chuẩn ISO 9001.
3. Giai đoạn 3: Xây dựng, áp dụng hệ thống tài liệu và tiến hành khắc phục
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần kiểm tra, xem xét những vấn đề chưa đạt yêu cầu và điều khoản của hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001, từ đó đưa ra kế hoạch cải thiện cụ thể:
- Xác định các đối tượng tài liệu, hồ sơ cần có để xây dựng văn bản hệ thống chất lượng;
- Lập cấu trúc, xây dựng hệ thống tài liệu và áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001;
- Ghi chép các vấn đề phát sinh để tổng hợp thành nội dung hướng dẫn chi tiết, từ đó tiến hành điều chỉnh, khắc phục cho phù hợp với ISO 9001.
4. Giai đoạn 4: Xem xét đánh giá hệ thống
Các chuyên gia của tổ chức chứng nhận ISO 9001 sẽ xem xét tài liệu, quy trình, hướng dẫn, tình hình kinh doanh, sản xuất thực tế tại doanh nghiệp đã phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 hay chưa.
Kết quả đánh giá tại giai đoạn này sẽ là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001.
5. Giai đoạn 5: Cấp chứng nhận ISO 9001:2015
Từ 15 ngày làm việc, nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí thì tổ chức cấp chứng nhận ISO sẽ tiến hành cấp chứng chỉ ISO 9001:2015.
Lưu ý:
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 doanh nghiệp bắt buộc phải duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Vì tổ chức cấp giấy chứng nhận ISO sẽ tiến hành giám sát theo chu kỳ 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng;
- Chứng nhận ISO 9001:2015 có thời hạn là 3 năm, vậy nên doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tái đánh giá chứng nhận ISO 9001 nếu muốn duy trì chứng nhận hệ thống đạt chất lượng ISO 9001.
>> Xem thêm: So sánh giấy chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000.
Doanh nghiệp có thể thấy quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 9001 khá phức tạp, chính vì vậy nếu chưa có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với tổ chức chứng nhận ISO, doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức, thậm chí là chi phí.
Với 16 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, Kế toán Anpha tự tin sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối đa.
Thông tin dịch vụ làm chứng nhận ISO 9001:2015 tại Kế toán Anpha:
- Tổng chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001:2015: Từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng, phí duy trì mỗi năm - 6.000.000 đồng;
- Thời gian hoàn thành dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 9001:2015: Anpha sẽ thông báo cụ thể trước khi triển khai dịch vụ.
GỌI NGAY
Khi sử dụng dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 9001:2015 bạn chỉ cần cung cấp 3 thông tin:
- Công bố chất lượng sản phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở sản xuất kinh doanh.
-------
Tham khảo thêm dịch vụ làm công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (bao gồm nội địa và nhập khẩu) để tối ưu thời gian và chi phí thực hiện, một số thông tin dịch vụ như sau:
- Trọn gói dịch vụ công bố tiêu chuẩn sản phẩm: 1.000.000 đồng/sản phẩm;
- Tổng thời gian hoàn thành dịch vụ: Tối đa 10 ngày làm việc, bao gồm thời gian kiểm nghiệm và thời gian công bố tiêu chuẩn.
>> Xem chi tiết: Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm.
Căn cứ theo luật định Việt Nam thì có 5 nhóm ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận ISO 9001:2015, cụ thể:
1. Kinh doanh xăng dầu
Tại Điều 10 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định thương nhân, doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu bắt buộc phải xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí ISO/TS 29001:2010.
2. Sản phẩm, hàng hóa về vật liệu xây dựng
Thông tư 19/2019/BXD quy định doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoặc nhập khẩu sản phẩm xây dựng từ nước ngoài đều phải được cấp chứng nhận ISO 9001:2015.
Danh mục vật liệu xây dựng gồm:
- Kính xây dựng;
- Gạch gốm ốp lát;
- Cốt liệu xây dựng;
- Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông;
- Vật liệu xây dựng khác: thạch cao, sơn tường, thanh định hình nhôm, ống nhựa…
>> Xem thêm: Mở công ty vật liệu xây dựng - Thủ tục, mã ngành
3. Trung tâm đăng kiểm cơ giới
Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định trong vòng 18 tháng (kể từ khi được cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới), đơn vị đăng kiểm bắt buộc phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
4. Kinh doanh, sản xuất phân bón
Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón phải có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, muộn nhất sau 1 năm kể từ khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
5. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Nghị định 123/2018/NĐ-CP quy định cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định pháp luật.
-------
Trên thực tế, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nâng tầm thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng;
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thuận lợi đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế;
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, đối với các lĩnh vực không thuộc 5 nhóm ngành nghề trên vẫn có thể xin giấy chứng nhận ISO 9001 để quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn.
Liên hệ ngay với Anpha để được tư vấn thêm thông tin và báo giá dịch vụ xin cấp chứng chỉ ISO 9001 miễn phí!
>> Xem thêm: Các lợi ích khi được cấp chứng chỉ ISO 9001.
GỌI NGAY
Câu hỏi liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận ISO 9001:2015
1. Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?
Doanh nghiệp muốn được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cần đáp ứng điều kiện:
- Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn 9001:2015;
- Thực hiện đánh giá với tổ chức chứng nhận ISO 9001;
- Duy trì hệ thống vận hành sau khi được cấp ISO 9001:2015.
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 9001:2015.
2. Quy trình cấp chứng nhận ISO 9001:2015 gồm mấy giai đoạn?
Để được cấp chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình như sau:
- Giai đoạn 1: Thu thập thông tin và đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015;
- Giai đoạn 2: Khảo sát đánh giá và xác định tổng quan nội bộ;
- Giai đoạn 3: Xây dựng, áp dụng hệ thống tài liệu và tiến hành khắc phục;
- Giai đoạn 4: Xem xét đánh giá hệ thống;
- Giai đoạn 5: Cấp chứng nhận ISO 9001:2015.
>> Tham khảo chi tiết: Quy trình xin giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
3. Doanh nghiệp nào bắt buộc phải có chứng nhận, chứng chỉ ISO 9001?
Căn cứ theo luật định Việt Nam thì có 5 nhóm ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận ISO 9001:2015, gồm:
- Trung tâm đăng kiểm cơ giới;
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu;
- Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phân bón;
- Doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
- Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng.
>> Tham khảo chi tiết: 5 lĩnh vực bắt buộc phải có giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
4.Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?
Chứng nhận ISO 9001:2015 có thời hạn là 3 năm, sau khi hết hạn doanh nghiệp vẫn có nhu cầu thì phải thực hiện quy trình đăng ký chứng nhận ISO 9001 lại từ đầu.
5. Chi phí xin cấp chứng chỉ 9001:2015 là bao nhiêu?
Tổng chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 tại Anpha là 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng, phí duy trì mỗi năm - 6.000.000 đồng.
>> Tham khảo ngay: Dịch vụ đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 tại Anpha.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.