8 lợi ích của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì? Phiên bản mới nhất của ISO 22000, lợi ích khi doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000:2018.

Tìm hiểu về chứng nhận ISO 22000 và phiên bản mới nhất của ISO 22000

1. ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chất lượng và giảm rủi ro về an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có giá trị quốc tế và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu.

Theo đó, được cấp chứng nhận ISO 22000 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có hệ thống quản lý thực phẩm tốt, đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

➨ Như vậy, chứng nhận ISO 22000 (hay còn gọi là chứng chỉ ISO 22000) là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã đáp ứng được những điều kiện khắt khe của tiêu chuẩn ISO 22000.

2. Phiên bản mới nhất của ISO 22000 là gì?

ISO 22000 có các phiên bản là:

  • ISO 22000:2005 (hết hiệu lực sử dụng);
  • ISO 22000:2018 (còn hiệu lực sử dụng đến thời điểm hiện tại);
  • TCVN ISO 22000:2018 (tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam).

Lưu ý:

Hiệu lực sử dụng của giấy chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm. Và ít nhất 2 lần trong thời gian chứng chỉ còn hiệu lực, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp tối thiểu 12 tháng/lần.

Sau thời hạn 3 năm, nếu doanh nghiệp vẫn muốn có chứng nhận này thì phải thực hiện thủ tục tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Quy trình đánh giá sẽ được tiến hành như lần đầu.

Lợi ích của ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp khi có giấy chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ nhận được khá nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

1. Được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép ATTP)

Chứng chỉ ISO 22000 có giá trị thay thế giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000 đồng nghĩa với việc đã đủ tiêu chuẩn để sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không cần tiến hành thêm thủ tục xin giấy phép vệ sinh ATTP.

Bên cạnh đó, khi có chứng chỉ ISO 22000:2018, doanh nghiệp còn được miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất.

2. Tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế

Như Anpha chia sẻ phần trên, giấy chứng nhận ISO 22000 có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp khi có chứng chỉ ISO 22000:2018 có thể dễ dàng đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Đó là lý do, các doanh nghiệp dự định xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm đi nước ngoài thì chứng chỉ ISO 22000 là điều kiện pháp lý không thể thiếu. 

3. Giảm thiểu sai sót và các chi phí rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm

Đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 có nghĩa là doanh nghiệp đã đảm bảo chuẩn xác về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể giảm tối đa việc tạo ra các sản phẩm kém chất lượng - không an toàn sức khỏe cho người dùng. Từ đó, các chi phí thu hồi, tiêu hủy sản phẩm lỗi, sản phẩm hư hỏng cũng được giảm đáng kể. 

Thêm nữa là, doanh nghiệp cũng sẽ tránh được tối đa các tình trạng khiếu nại, đổi trả hàng, thậm chí là kiện cáo từ khách hàng và các bên liên quan khi gặp vấn đề về chất lượng sản phẩm.

4. Tạo niềm tin đối với khách hàng

Khi doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 thì khách hàng và đối tác sẽ tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm của họ. Bởi giấy chứng nhận ISO 22000:2018 không chỉ là minh chứng rõ ràng về độ an toàn của sản phẩm, mà còn đánh giá được quy trình sản xuất cũng như hệ thống quản lý thực phẩm của doanh nghiệp đó.

5. Kiểm soát toàn diện mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt dây chuyền sản xuất, cung ứng

Với việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000:2018, các công ty thực phẩm có thể kiểm soát toàn diện mọi việc: từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, đóng gói thành phẩm… đến khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Việc nắm rõ đường đi của sản phẩm, giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các mối nguy, các rủi ro về an toàn thực phẩm có thể xảy ra, để từ đó can thiệp và xử lý triệt để. 

6. Cải thiện, phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Từ lợi ích kiểm soát và giảm thiểu mối nguy mà Anpha chia sẻ trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động cải thiện và phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình. 

Đó là chưa kể, định kỳ mỗi năm, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành tái giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (12 tháng/lần, tối thiểu 2 lần trong hiệu lực sử dụng 3 năm của ISO 22000). Có thể nói đây là “rào chắn kép”, giúp doanh nghiệp luôn cập nhật và từng bước hoàn thiện hóa hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

7. Tăng lợi nhuận, nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh

Và không khó để thấy rằng, khi đã hoàn toàn “làm chủ” được vấn đề an toàn thực phẩm, doanh nghiệp chắc chắn có thể tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận thu về, tăng nhận diện thương hiệu và chiếm thế thượng phong so với doanh nghiệp đối thủ. 

Từ đó, việc gia nhập các thị trường khó tính (không chỉ đòi hỏi giấy tờ pháp lý hữu hình mà còn phải là thương hiệu chất lượng) như châu Âu, Nhật Bản… cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn cho doanh nghiệp. 

8. Các quyền lợi khác từ ISO 22000

Ngoài các lợi ích trên, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 còn mang lại cho doanh nghiệp những quyền lợi sau:

  • Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác như: GMP, HACCP, EURO GAP, BRC, SQF;
  • Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO;
  • Nâng cao mức độ tin cậy trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông;
  • Là bằng chứng, cơ sở đáng tin cậy để doanh nghiệp giải quyết khi có khiếu nại, tranh chấp về an toàn thực phẩm;
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 17025.

-------------

Chứng nhận ISO 22000:2018 không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm mà còn mang đến những lợi ích cho người tiêu dùng như:

  • An tâm hơn khi sử dụng sản phẩm;
  • Dễ dàng tìm được nguồn gốc các sản phẩm sử dụng;
  • Hạn chế tối đa các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

>> Thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018;

>> Tiêu chuẩn GMP - ISO 22716 là gì?.

Dịch vụ xin cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 tại Kế toán Anpha

Nếu bạn đang có nhu cầu làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 nhưng chưa rõ về quy trình, cần tìm kiếm đơn vị uy tín để thay mình thực hiện, có thể tham khảo dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại Kế toán Anpha.

  • Trọn gói chi phí dịch vụ: Từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng (tùy vào quy mô và hồ sơ từng trường hợp cụ thể), Anpha sẽ tư vấn và báo giá trọn gói cho doanh nghiệp;
  • Phí duy trì hàng năm: 6.000.000 đồng/năm;
  • Thời gian hoàn thành và giao giấy chứng nhận ISO 22000:2018: từ 7 - 15 ngày làm việc.

Với dịch vụ xin chứng chỉ ISO 22000:2018 tại Anpha, bạn sẽ được tư vấn toàn bộ về quy định, các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như chi tiết các quyền lợi khi được cấp chứng nhận ISO 22000.

Kế toán Anpha cũng đảm bảo cam kết:

  • Hoàn thành và bàn giao chứng nhận đúng thời hạn;
  • Miễn phí tư vấn các tiêu chuẩn, chứng nhận cần thiết để tích hợp với ISO 22000;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc trước, trong và sau khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

GỌI NGAY

Câu hỏi thường gặp liên quan đến lợi ích của ISO 22000:2018

1. Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?

Chứng nhận ISO 22000 (chứng chỉ ISO 22000) là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về hệ thống quản lý ISO.

Tại Việt Nam, chứng nhận ISO 22000 có giá trị thay thế cho giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. ISO 22000 phiên bản mới nhất là gì?

Hiện tại, ISO 22000 phiên bản mới nhất được công nhận và có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế chính là ISO 22000:2018.

3. Thời hạn của chứng chỉ ISO 22000:2018 là bao lâu?

Hiệu lực sử dụng của chứng chỉ ISO 22000:2018 là 3 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp vẫn muốn sử dụng giấy chứng nhận thì phải thực hiện thủ tục đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 (tương tự thủ tục chứng nhận ISO 22000 lần đầu).

4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Với chứng chỉ ISO 22000:2018, doanh nghiệp sẽ được khá nhiều quyền lợi như: được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, giảm thiểu sai sót và các chi phí rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, cải thiện và phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm… 

>> Xem chi tiết: Lợi ích khi doanh nghiệp được chứng nhận ISO 22000:2018.

5. Kế toán Anpha có nhận làm giấy chứng chỉ ISO 22000:2018 không?

Có. Kế toán Anpha có dịch vụ làm chứng nhận ISO 22000:2018 với chi phí trọn gói từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng (tùy vào quy mô và hồ sơ từng trường hợp cụ thể). Chi phí này chưa bao gồm 6.000.000 đồng phí duy trì mỗi năm.

>> Tham khảo: Dịch vụ làm chứng nhận ISO 22000:2018.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH