Điều kiện cấp giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Tìm hiểu chi tiết: điều kiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan cấp giấy chứng nhận VSATTP, hồ sơ - thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở nào phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi hoạt động, trừ những trường hợp sau:

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm ban đầu nhỏ lẻ;
  • Địa điểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cố định;
  • Cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Các cơ sở kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu dùng để đóng gói và đựng thực phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng) trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể nhưng không đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm;
  • Buôn bán, kinh doanh thức ăn vỉa hè, đường phố;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp một trong các giấy chứng nhận như: 
    • Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt - GMP;
    • Chứng chỉ hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP;
    • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - tiêu chuẩn ISO 22000;
    • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế - IFS;
    • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm - BRC;
    • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm - FSSC 22000;
    • Giấy chứng nhận tương đương khác còn hiệu lực.

>> Xem thêm: Đối tượng cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Điều kiện chung để cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Cơ sở sản xuất thực phẩm được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 Nghị định 77/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1.1. Về cơ sở sản xuất

Thiết kế và bố trí nhà xưởng

  • Quá trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi tạo ra thành phẩm cuối cùng;
  • Phải phân tách riêng biệt giữa các khu vực như kho nguyên liệu, khu vực sơ chế, chế biến và đóng gói thực phẩm, kho thành phẩm, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ của nhân viên và các khu vực phụ trợ liên quan khác;
  • Phải để riêng biệt nguyên liệu sản xuất, thành phẩm thực phẩm, các bao bì - dụng cụ đóng gói thực phẩm với phế thải (rác, đồ dùng đã qua sử dụng);
  • Phải có nơi tập kết và xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh và nằm ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất;
  • Phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên các khu vực sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, kinh doanh và bảo quản thực phẩm.

Kết cấu nhà xưởng 

  • Tường và trần nhà phải phẳng và không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính các chất bẩn gây mất vệ sinh trong quá trình sản xuất;
  • Nền nhà phải bằng phẳng, nhẵn, không bị trơn trượt, không thấm nước, không đọng nước và thoát nước tốt;
  • Cửa ra vào và cửa sổ nhà xưởng phải đảm bảo ngăn ngừa được côn trùng và vật nuôi xâm nhập.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

Hướng gió của hệ thống thông gió xưởng sản xuất không được thổi từ khu vực ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực cần đảm bảo các vấn đề vệ sinh, sạch sẽ.

Hệ thống cung cấp nước của nhà xưởng

Những nguồn nước mà cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng để sản xuất thực phẩm phải được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, đảm bảo phù hợp về chất lượng và vệ sinh theo quy định.

Nhà vệ sinh và khu vực thay đồ bảo hộ lao động

  • Nhà vệ sinh phải được bố trí tách biệt với khu vực sản xuất; 
  • Cửa nhà vệ sinh không được nằm đối diện mở thông vào khu vực sản xuất;
  • Hướng nhà vệ sinh phải bảo đảm gió không thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; 
  • Nhà vệ sinh phải có đặt bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn thấy tại khu vực vệ sinh;
  • Thiết bị thông gió hoặc ô gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;
  • Phải có phòng thay đồ bảo hộ lao động riêng.

Khu vực lưu giữ mẫu thực phẩm 

  • Có khu vực lưu mẫu riêng;
  • Mẫu thực phẩm lưu giữ phải được ghi chép vào hồ sơ;
  • Phải bảo đảm thực hiện chế độ lưu và hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

Khu vực lưu trữ tạm thời 

Các sản phẩm không đạt chất lượng, chất thải nguy hại phải được lưu trữ tại khu vực riêng trong quá trình chờ xử lý.

1.2. Về trang thiết bị, dụng cụ

Trang thiết bị & dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

  • Phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng và bảo dưỡng; 
  • Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải có độ bền cao, dễ tháo lắp, di chuyển và dễ làm vệ sinh.

Phương tiện rửa và khử trùng tay

Phải có đầy đủ trang thiết bị rửa và khử trùng tay trước khi trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm.

Thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm

Được chế tạo từ những nguyên vật liệu không độc hại, không thôi nhiễm các chất độc hại trong quá trình hoạt động, không tạo ra mùi lạ, không làm biến đổi thực phẩm.

Dụng cụ và thiết bị giám sát, đo lường

  • Phải có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng và an toàn sản phẩm, phải đánh giá được các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm;
  • Thiết bị, dụng cụ và phương tiện đo phải đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn hay thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.

Các chất tẩy rửa và sát trùng

Phải được đựng trong bao bì riêng dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không được để ở nơi sản xuất thực phẩm.

Thiết bị thu gom chất thải, rác thải

Cơ sở phải đảm bảo có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Thiết bị thu gom chất thải, rác thải phải đảm bảo kín đáo, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

1.3. Về người trực tiếp sản xuất thực phẩm

  • Phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm;
  • Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe theo quy định (không bị mắc các bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp…);
  • Phải mang trang phục bảo hộ riêng của từng người, đeo khẩu trang, đội mũ và đeo găng tay chuyên dùng trong quá trình tham gia sản xuất.
  • Người tiếp xúc trực tiếp thực phẩm trong quá trình sản xuất phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh như: không đeo nhẫn, đồng hồ, trang sức tay, cắt móng tay ngắn và vệ sinh tay sạch sẽ; 
  • Người tiếp xúc trực tiếp thực phẩm không được hút thuốc, ăn uống và khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.

1.4. Về bảo quản thực phẩm trong quá trình sản xuất

Đóng gói và bảo quản thực phẩm

  • Sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo từng lô sản xuất, có bảng ghi thông tin cụ thể về: lô hàng sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và tên sản phẩm;
  • Phải đóng gói kỹ càng và bảo quản ở những nơi cách nền ít nhất 12cm, cách tường ít nhất 30cm và cách trần ít nhất 50cm đối với các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm;
  • Khi lưu kho phải tuân thủ độ cao xếp lớp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thiết bị bảo quản thực phẩm

  • Phải trang bị thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm; 
  • Phải lắp đặt thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên liệu, thực phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Bảo quản lạnh

Nước đá dùng để bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

Cơ sở kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33 Nghị định 77/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

2.1. Về cơ sở kinh doanh

Thiết kế và bố trí của cơ sở kinh doanh

Các khu vực kinh doanh thực phẩm phải tách biệt với nhà vệ sinh, phòng thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ khác.

Kết cấu của cơ sở kinh doanh

  • Nền nhà bằng phẳng, nhẵn và không gây trơn trượt, có khả năng thoát nước tốt, không thấm, không đọng nước;
  • Tường và trần nhà phẳng, không bị rạn nứt, không bị thấm nước, không bị dính các chất bẩn gây ảnh hưởng đến thực phẩm và dễ làm vệ sinh.

Hệ thống thông gió

Hướng gió của hệ thống thông gió cơ sở kinh doanh thực phẩm không được thổi trực tiếp từ khu vực ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhà vệ sinh

  • Cửa nhà vệ sinh không được nằm đối diện, mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm;
  • Khu vực rửa tay phải có xà phòng, các chất tẩy rửa và dụng cụ để rửa tay và vệ sinh;
  • Có đặt bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn thấy.

2.2. Về trang thiết bị, dụng cụ

Trang thiết bị & dụng cụ trong kinh doanh

Các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và yêu cầu của nhà sản xuất.

Phòng chống côn trùng và động vật gây hại

Cơ sở phải sử dụng thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại theo các tiêu chí như:

  • Làm từ vật liệu không gỉ;
  • Có thiết kế phù hợp, có thể dễ dàng tháo rời để làm vệ sinh và bảo dưỡng;
  • Đảm bảo phòng chống côn trùng và động vật gây hại hiệu quả.

Dụng cụ và thiết bị giám sát, đo lường

  • Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng và an toàn sản phẩm phải chuẩn xác;
  • Thiết bị, dụng cụ giám sát phải được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

Thiết bị thu gom chất thải, rác thải

Cơ sở phải đảm bảo có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải đảm bảo kín đáo, có nắp đậy, được làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng và được vệ sinh thường xuyên.

2.3. Về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

Người trực tiếp kinh doanh sản phẩm:

  • Phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận đủ điều kiện trực tiếp kinh doanh sản phẩm;
  • Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe theo quy định (không bị mắc các bệnh như: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, viêm gan E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi…).

2.4. Về bảo quản, vận chuyển thực phẩm

Bảo quản thực phẩm

  • Sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu phải được đóng gói, bảo quản trên kệ, giá đảm bảo cách nền ít nhất 15cm, cách tường ít nhất 30cm và cách trần ít nhất 50cm; 
  • Khi sắp xếp sản phẩm thực phẩm vào kho bảo quản phải tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vận chuyển sản phẩm

  • Thiết bị chứa đựng thực phẩm để vận chuyển phải ngăn cách với môi trường xung quanh, bảo đảm không có sự xâm nhập của khói bụi, côn trùng và phù hợp với kích thước sản phẩm thực phẩm vận chuyển;
  • Phải trang bị đủ thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật bảo quản đối với từng loại thực phẩm và yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật An toàn thực phẩm 2020 thì được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:

Về cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

  • Phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín;
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm phải được đảm bảo vệ sinh an toàn;
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, vệ sinh sạch sẽ và giữ khô;
  • Phải tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Về khu vực chế biến thực phẩm và khu vực ăn uống

  • Bếp ăn phải được bố trí riêng biệt, bảo đảm không gây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;
  • Sử dụng nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến và kinh doanh thực phẩm;
  • Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom và chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm hợp vệ sinh;
  • Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, quán ăn, nhà bếp phải được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo thông thoát và không ứ đọng;
  • Nhà ăn phải thoáng mát, có đủ ánh sáng, được duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ và có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại;
  • Phải có thiết bị bảo quản thực phẩm trong quá trình chế biến, kinh doanh; 
  • Phải có nhà vệ sinh và khu vực rửa tay đảm bảo hợp vệ sinh;
  • Chất thải, rác thải phải được thu gom hàng ngày sạch sẽ.

Về chế biến và bảo quản thực phẩm

  • Nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn;
  • Cơ sở phải thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định;
  • Thực phẩm phải được chế biến theo cách an toàn và hợp vệ sinh;
  • Sản phẩm thực phẩm bày bán phải được để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, tránh sự xâm nhập và tiếp xúc của bụi, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại, đồng thời phải được đặt trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP chính là giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện (giấy phép con) đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm. 

Vậy nên, thủ tục đăng ký chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh.

Thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  1. Bản sao y chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Đơn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  3. Bản thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện VSATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  4. Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
  5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với loại hình kinh doanh cụ thể của đơn vị.

➨ Nộp hồ sơ về Bộ Y tế

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh các thực phẩm như yến sào, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo…;
  • Cơ sở chế biến các thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế.

➨ Nộp hồ sơ về Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn…;
  • Cơ sở kinh doanh khách sạn;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá;
  • Cơ sở chế biến các thực phẩm nhập khẩu;
  • Bếp ăn tập thể (nếu cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm).

➨ Nộp hồ sơ về Bộ Công thương

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có quy mô lớn như:
    • Cơ sở sản xuất rượu: Từ 3 triệu lít/năm trở lên;
    • Cơ sở sản xuất bia: Từ 50 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất nước giải khát: Từ 20 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất sữa chế biến: Từ 20 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn/năm trở lên.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao bì dùng đóng gói chuyên dụng chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm kể trên.

➨ Nộp hồ sơ về Sở Công thương

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm có quy mô vừa và nhỏ như:
    • Cơ sở sản xuất rượu: Dưới 3 triệu lít/năm trở lên;
    • Cơ sở sản xuất bia: Dưới 50 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất nước giải khát: Dưới 20 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn/năm trở lên; 
    • Cơ sở sản xuất bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn/năm trở lên.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm với nhiều loại sản phẩm như: cửa hàng tiện lợi, siêu thị…;
  • Cơ sở sản xuất các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ để chế biến thực phẩm;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân, đại lý bán buôn trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm tại tỉnh, thành phố đó.

➨ Nộp hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản:

  • Cơ sở kinh doanh rau, củ, quả;
  • Cơ sở sản xuất cà phê;
  • Cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh chè;
  • Chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
  • Cơ sở sản xuất muối.

Lưu ý:

Đối với trường hợp cấp giấy phép VSATTP thuộc thẩm quyền của cả Bộ Công thương và Sở Công thương, Bộ Công Thương sẽ là cơ quan thụ lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở.

Bước 3. Nhận kết quả

Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ từ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở và trả kết quả về đề nghị cấp giấy phép VSATTP:

  • Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (cơ sở đạt điều kiện VSATTP);
  • Từ chối cấp giấy phép an toàn thực phẩm và gửi văn bản nêu rõ lý do (cơ sở chưa đạt điều kiện VSATTP).

Lưu ý:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng là 3 năm. Trường hợp cơ sở vẫn muốn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi giấy phép hết hạn thì phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước ngày hết hạn tối thiểu 6 tháng.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

----------

Để đẩy nhanh tiến độ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cơ sở đủ điều kiện đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trọn gói tại Kế toán Anpha với:

  • Chi phí trọn gói từ 12.000.000 đồng; 
  • Bàn giao giấy phép nhanh chóng từ 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, tùy vào tỉnh thành, lĩnh vực kinh doanh và quy mô của cơ sở mà chi phí và thời gian hoàn thành thủ tục cấp giấy VSATTP sẽ có sự chênh lệch. Vậy nên, hãy liên hệ hotline Anpha ngay để được tư vấn chi tiết, cụ thể về thời gian thực hiện và nhận báo giá chính xác nhất nhé.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm

1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm?

Cơ sở sản xuất thực phẩm được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 Nghị định 77/2016/NĐ-CP về:

  • Cơ sở sản xuất;
  • Trang thiết bị, dụng cụ dùng để sản xuất thực phẩm;
  • Người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
  • Bảo quản thực phẩm trong quá trình sản xuất.

>> Xem chi tiết: Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm - đối với cơ sở sản xuất.

2. Điều kiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm là gì?

Cơ sở kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33 Nghị định 77/2016/NĐ-CP về:

  • Cơ sở kinh doanh;
  • Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh thực phẩm;
  • Người trực tiếp thực hiện việc kinh doanh thực phẩm;
  • Bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong quá trình kinh doanh.

>> Xem chi tiết: Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - đối với cơ sở kinh doanh.

3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật An toàn thực phẩm 2020 về:

  • Cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Khu vực chế biến thực phẩm và khu vực ăn uống;
  • Chế biến và bảo quản thực phẩm.

>> Xem chi tiết: Điều kiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm (cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống).

4. Tổng chi phí làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Anpha là bao nhiêu?

Chi phí làm giấy phép VSATTP trọn gói tại Anpha chỉ từ 12.000.000 đồng, hoàn thành các thủ tục từ 15 ngày làm việc.

Tùy vào khu vực đặt địa chỉ sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và quy mô của cơ sở mà chi phí và thời gian thực hiện sẽ có sự chênh lệch. Liên hệ Anpha để nhận báo giá chi tiết và chính xác nhất qua hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam).

5. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP gồm những giấy tờ gì?

Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  1. Bản sao y có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Đơn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  3. Bản thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện VSATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  4. Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
  5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

6. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện như thế nào?

Quy trình và thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với loại hình kinh doanh cụ thể của đơn vị;
  • Bước 3. Chờ nhận kết quả.

>> Tham khảo: Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Cơ sở nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là khác nhau tương ứng với loại hình kinh doanh của cơ sở, được phân quyền bởi cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể các cơ quan đó bao gồm:

  • Bộ Y tế;
  • Chi cục VSATTP - Sở Y tế;
  • Bộ Công thương;
  • Sở Công thương;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH