Quy định thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tìm hiểu: 4 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền thu hồi & thủ tục xin cấp lại giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2018/TT-BCT, giấy chứng nhận VSATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Sau khi được cấp giấy phép ATVSTP và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu phát hiện thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở là giả mạo, cơ quan có thẩm quyền lập tức tiến hành thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở. 

➨ Để tránh bị thu hồi giấy phép VSATTP, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên:

  • Điền vào hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm những thông tin, nội dung chính xác với tình trạng thực tế của cơ sở kinh doanh khi đi vào hoạt động; 
  • Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ sở phải bảo đảm duy trì điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ… theo bản thuyết minh khi nộp đơn xin cấp phép.

Trường hợp 2: Cho thuê, mượn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là căn cứ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy nên, cơ sở không được phép cho thuê hay cho mượn giấy chứng nhận VSATTP dưới bất kỳ hình thức nào. 

Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện đơn vị vi phạm quy định này thì lập tức tiến hành thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở.

➨ Để tránh bị thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với trường hợp này, cơ sở nên:

  • Không cho cá nhân/tổ chức khác thuê hay mượn giấy phép VSATTP của cơ sở;
  • Cất giữ cẩn thận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo có thể xuất trình bất cứ khi nào nhận được yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp 3: Tự ý sửa đổi nội dung giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Giấy chứng nhận VSATTP được cấp dựa trên kết quả thẩm định hồ sơ và điều kiện bảo đảm VSATTP trực tiếp tại cơ sở. Vậy nên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được phép tự sửa đổi nội dung của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phát hiện cơ sở vi phạm quy định này thì sẽ tiến hành thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở.

➨ Nếu muốn thay đổi nội dung trong giấy vệ sinh an toàn thực phẩm như thay đổi tên cơ sở, thay đổi chủ sở hữu... cơ sở nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung trên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đến cơ quan cấp giấy phép trước đó.

Trường hợp 4: Cơ sở đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở trong trường hợp cơ sở đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh mà giấy phép vẫn chưa hết hạn.

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là:

  • Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở trước đó (*); 
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.

(*) Luật pháp Việt Nam phân cấp quản lý, xét duyệt cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng hình thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP bao gồm: 

  • Bộ Y tế: Chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy phép VSATTP cho các cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Bộ Công thương: Chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy phép VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng…;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy phép VSATTP cho chợ đầu mối, đấu giá nông sản, cơ sở sản xuất ban đầu muối, nông, lâm, thủy sản (từ lúc trồng trọt đến khi thu hoạch).

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở được coi là không đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Nếu muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bước 1. Nộp hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tương ứng với hình thức kinh doanh của cơ sở.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm các giấy tờ sau:

  1. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP;
  3. Văn bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
  4. Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về VSATTP theo quy định của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất (tùy từng tỉnh thành);
  5. Giấy xác nhận đủ sức khỏe để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2. Chờ nhận kết quả

Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày chủ cơ sở nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm VSATTP tại cơ sở và thông báo kết quả về đề nghị cấp giấy phép VSATTP của cơ sở.

  • Cấp giấy phép an toàn thực phẩm nếu cơ sở đạt điều kiện VSATTP theo quy định;
  • Từ chối cấp giấy phép an toàn thực phẩm và gửi kèm văn bản nêu rõ lý do.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

---------

Nếu muốn nhanh chóng hoàn tất thủ tục xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chủ cơ sở có thể tham khảo dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Anpha.

  • Chi phí trọn gói từ 12.000.000 đồng (*);
  • Hoàn thành từ 15 ngày làm việc;
  • Miễn phí bàn giao giấy phép tận nơi.

(*) Chi phí có thể cao hoặc thấp hơn tùy từng tỉnh thành cũng như quy mô của cơ sở kinh doanh thực phẩm, chẳng hạn với những cơ sở kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ tại Đà Nẵng thì chi phí thường chỉ dao động từ 6.000.000 đồng.

➨ Liên hệ với Anpha theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận được báo giá chính xác, nhanh chóng cho trường hợp cụ thể.

GỌI NGAY

Quy định về xử phạt khi sản xuất, kinh doanh mà không có giấy phép VSATTP 

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, cơ sở tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP thì bị xử phạt như sau:

Mức phạt Hành vi
20.000.000đ - 30.000.000đ - Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
30.000.000đ - 40.000.000đ - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
40.000.000đ - 60.000.000đ - Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất trong nước/nhập khẩu, đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày 01/07/2019 nhưng chưa bổ sung giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.
Lưu ý: 

1) Mức xử phạt trên chỉ áp dụng đối với trường hợp vi phạm của tổ chức (quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP), nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ giảm một nửa.

2) Các quy định trên không áp dụng cho trường hợp:

  • Không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP theo quy định (*);
  • Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu hoặc các trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

---------

(*) Trường hợp được miễn giấy chứng nhận VSATTP, cơ sở vẫn phải lưu ý những điều sau:

  1. Phải tuân thủ điều kiện về bảo đảm ATTP theo quy định;
  2. Phải gửi bản cam kết về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp cơ sở đã được cấp một trong số các giấy chứng nhận khác theo quy định).

Tham khảo: 

>> Đối tượng cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;

>> Dịch vụ làm bản cam kết an toàn thực phẩm.

Các câu hỏi liên quan đến thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1. Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2018/TT-BCT, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi trong những trường hợp sau:

  • Cơ sở giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Cho thuê/mượn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở;
  • Tự ý sửa đổi nội dung trong giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Cơ sở đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Có được sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận VSATTP?

Sau khi bị thu hồi giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở không được phép tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Trường hợp cơ sở muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

>> Tham khảo: Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

3. Mức phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cơ sở tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP thì bị xử phạt hành chính lên đến 60.000.000 đồng.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là:

  • Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở trước đó, cụ thể gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.

5. Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi bị thu hồi giấy phép

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP gồm các giấy tờ sau:

  1. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP;
  3. Văn bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
  4. Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về VSATTP theo quy định của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất (tùy tỉnh thành);
  5. Giấy xác nhận đủ sức khỏe để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH