Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký chứng chỉ ISO 22000:2018 và đối tượng áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018.
Chứng nhận ISO 22000 là gì?
➨ Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được xem như thước đo quan trọng giúp các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, thực phẩm kiểm soát tốt chất lượng, giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường.
➨ Theo đó, giấy chứng nhận ISO 22000 (hay chứng chỉ ISO 22000) được hiểu là căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn ISO 22000, có thể đảm bảo các cam kết về an toàn thực phẩm của doanh nghiệp theo quy định.
Thời điểm hiện tại, ISO 22000 phiên bản mới nhất, được công nhận và có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế chính là ISO 22000:2018. Tại nước ta, ISO 22000 còn có giá trị thay thế cho giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép ATTP).
Với nhiều lợi ích nổi bật mang lại như: cho phép doanh nghiệp được miễn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tăng mức độ tin cậy trong các chiến dịch truyền thông, có cơ hội xuất khẩu thế giới, hạn chế tối đa các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe bởi thực phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh… đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 trở thành nhu cầu phổ biến của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Dưới đây là 3 điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018:
1. Điều kiện về nhà xưởng sản xuất thực phẩm
Vì nhà xưởng là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, chế biến nên việc thiết kế, xây dựng nhà xưởng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm và đảm bảo để được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018:
- Nhà xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm phải được xây dựng cách xa các nguồn gây ô nhiễm hoặc những nơi có thể ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp;
- Việc xây dựng đường đi trong nội bộ doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống đường ống thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm;
- Đảm bảo nguồn nước sạch trong nhà xưởng đủ dùng, giao thông đi lại thuận tiện.
- Việc bố trí, thiết kế các khu chế biến, sản xuất thực phẩm… trong nhà xưởng phải đảm bảo nguyên tắc tránh ô nhiễm chéo, kho bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của mỗi loại thực phẩm, tránh được sự xâm nhập của động vật, côn trùng gây hại;
- Đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát độ ẩm, hệ thống thông gió, kết cấu nhà xưởng, ánh sáng, dụng cụ, trang thiết bị, người làm việc tại nhà xưởng… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của ISO 22000:2018.
Lưu ý:
Tốt nhất, doanh nghiệp nên tìm hiểu về điều kiện nhà xưởng theo tiêu chuẩn ISO 22000 trước khi xây dựng hoặc sửa chữa để tránh trường hợp phải sửa đổi thiết kế, kết cấu nhà xưởng nhiều lần về sau, gây tốn kém chi phí, thời gian xin cấp giấy phép VSATTP bị kéo dài.
2. Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần đảm bảo 2 tiêu chí sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (là hệ thống tài liệu quy định, hướng dẫn về các mục tiêu an toàn thực phẩm, các quy trình, thủ tục cần thực hiện…) đúng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018;
- Duy trì áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 trong suốt thời gian hoạt động sau này.
3. Điều kiện khi thực hiện đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018
Khi đã xây dựng được một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoạt động hiệu quả và có bằng chứng chứng minh đơn vị của mình phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra và triển khai các hoạt động cải tiến, khắc phục để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên hệ và làm việc với tổ chức chứng nhận ISO 22000 để được thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Mọi loại hình sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm (không phân biệt về quy mô hoạt động) đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là điều nên làm để có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO:
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ;
- Ngư trường, trang trại, nông trại;
- Đơn vị chế biến thịt, cá, thức ăn chăn nuôi;
- Đơn vị sản xuất ngũ cốc, bánh mì, các loại thực phẩm chức năng (cho người bị bệnh, trẻ em, người già), các loại thực phẩm đông lạnh, đóng hộp…;
- Đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm như cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện…;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ đóng gói, dọn dẹp, vệ sinh, dịch vụ diệt côn trùng…;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như cung cấp nguyên vật liệu, phụ gia, thiết bị chế biến…
Quy trình, thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc chung của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế, bao gồm các bước sau đây:
➨ Bước 1: Xác định tổ chức cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
Tuy tương tự nhau về bản chất nhưng giấy chứng nhận ISO không được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền như giấy chứng nhận ATTP mà được cấp bởi các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận.
Theo đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu thông tin thật kỹ để đảm bảo lựa chọn đúng tổ chức đủ thẩm quyền cấp giấy phép, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.
➨ Bước 2: Trao đổi thông tin và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018
Việc trao đổi thông tin, thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận sẽ giúp đôi bên đảm bảo việc đánh giá chứng nhận có thể được thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và của doanh nghiệp.
Cụ thể, các thông tin cần trao đổi gồm: các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận ISO 22000:2018, các bước thực hiện thủ tục chứng nhận ISO, các chi phí dự tính, tiêu chuẩn ứng dụng và chương trình kế hoạch làm việc.
➨ Bước 3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất
Doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức đánh giá lần đầu (đánh giá tổng quan) về mức độ phù hợp của hiện trạng doanh nghiệp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Dựa vào đó, doanh nghiệp lập kế hoạch ISO 22000:2018 hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và nộp cho tổ chức chứng nhận ISO.
➨ Bước 4: Đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận
Doanh nghiệp gửi đến tổ chức chứng nhận các kế hoạch ISO 22000:2018 cũng như các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, hoàn thành ký kết hợp đồng, đoàn chuyên gia từ tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tình trạng thực tế về hệ thống tài liệu, đánh giá việc áp dụng hệ thống ISO 22000:2018 tại cơ sở sản xuất (nhà máy, nhà xưởng…) và đưa ra đề xuất để doanh nghiệp khắc phục, cải thiện các lỗ hổng trong hệ thống. Bộ máy nhân sự của doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng sẽ trải qua những khóa đào tạo cần thiết để đảm bảo tốt các yêu cầu về con người theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Đây được xem như giai đoạn tạo nền tảng hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức sau đó.
➨ Bước 5: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
Sau thời gian kiểm tra hệ thống và áp dụng điều chỉnh theo kiến nghị của đoàn chuyên gia ở bước 4, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 nếu:
- Toàn bộ hồ sơ, tài liệu đều phù hợp với thực tế;
- Những lỗ hổng, điểm không phù hợp trước đó đã được hoàn thiện;
- Được trưởng đoàn đánh giá xác nhận đã đáp ứng đủ và đúng các tiêu chuẩn ISO 22000..
➨ Bước 6: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Doanh nghiệp sau khi được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn ISO 22000.
Định kỳ tối thiểu 12 tháng 1 lần, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành giám sát thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh về vấn đề này để đưa ra quyết định tiếp tục duy trì hoặc hủy bỏ hiệu lực của chứng nhận.
Lưu ý quan trọng:
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm. Sau thời hạn 3 năm, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì bắt buộc phải thực hiện 1 trong 2 thủ tục sau đây:
- Tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018;
- Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
Song, trên thực tế, đối với một số lĩnh vực, sản phẩm khó xin chứng nhận ATTP (tiêu biểu như sản xuất rượu) thì đánh giá lại chứng chỉ ISO 22000:2018 vẫn là lựa chọn được ưu tiên.
>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu.
Dịch vụ làm chứng chỉ ISO 22000:2018 tại Kế toán Anpha
Có thể thấy, thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện có hiểu biết cụ thể về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế với tổ chức cấp giấy chứng nhận.
Tham khảo ngay dịch vụ làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 nếu bạn đang cần xin cấp loại chứng nhận này nhưng còn mơ hồ về quy trình, thủ tục, chưa xác định phạm vi cấp phép của tổ chức chứng nhận hoặc đã hiểu rõ nhưng không có thời gian thực hiện:
- Tổng chi phí bạn cần thanh toán: Từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng (tùy từng trường hợp hồ sơ);
- Phí duy trì hàng năm: 6.000.000 đồng/năm;
- Thời gian hoàn thành dịch vụ: Thông báo cụ thể trước khi triển khai dịch vụ.
>> Xem chi tiết: Làm ISO cho công ty - ISO 22000:2018 tại Anpha.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận ISO 22000:2018
1. Đâu là ISO 22000 phiên bản mới nhất năm 2025?
ISO 22000:2018 là phiên bản ISO 22000 mới nhất được công nhận và có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế trong năm 2025.
2. Quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 gồm những gì?
Quy trình đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 gồm 6 bước sau đây:
- Bước 1: Xác định tổ chức cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018;
- Bước 2: Trao đổi thông tin và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018;
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất;
- Bước 4: Đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với tổ chức chứng nhận;
- Bước 5: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018;
- Bước 6: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018.
3. Chứng chỉ ISO 22000:2018 có thời hạn bao lâu?
Hiệu lực sử dụng của chứng chỉ ISO 22000:2018 là 3 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Chi phí làm chứng nhận ISO 22000:2018 cho công ty là bao nhiêu?
Chi phí làm giấy chứng nhận ISO 22000:2018 trọn gói tại Kế toán Anpha là từ 16.000.000 đồng - 20.000.000 đồng (tùy thuộc vào từng trường hợp hồ sơ), phí duy trì là 6.000.000 đồng/năm.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm chứng chỉ ISO 22000:2018.
5. Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?
Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm:
- Điều kiện về nhà xưởng sản xuất thực phẩm;
- Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
- Điều kiện khi thực hiện đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018.
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện cấp chứng nhận ISO 22000:2018.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.