Kế toán Anpha có dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn trong trường mầm non trọn gói từ 6.000.000 đồng, 15 ngày có giấy phép.
Để đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho trường mầm non, tổ chức hoặc cá nhân cần phải thực hiện quy trình, thủ tục tương đối phức tạp, chưa kể nếu chưa có kinh nghiệm thì thời gian xét duyệt hồ sơ, thẩm định cơ sở thực tế sẽ bị kéo dài.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm cho các dạng mô hình cung ứng thực phẩm khác nhau, Kế toán Anpha sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho trường mầm non một cách nhanh chóng và tối ưu chi phí.
➤ Thông tin dịch vụ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho trường mầm non tại Anpha:
- Chi phí trọn gói: Chỉ từ 6.000.000 đồng (*);
- Thời gian hoàn thành: Trong vòng 15 ngày làm việc;
- Thông tin khách hàng cần cung cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy khám sức khỏe của người đại diện pháp luật và nhân viên bếp/chế biến thực phẩm tại trường mầm non.
(*) Tùy vào loại hình đăng ký kinh doanh của đơn vị mở bếp ăn tại trường mầm non mà giá dịch vụ sẽ có sự thay đổi.
GỌI NGAY
➤ 5 “đặc quyền” khi khách hàng sử dịch vụ làm giấy VSATTP tại Anpha:
- Miễn phí tư vấn thủ tục pháp lý liên quan đến ATTP;
- Miễn phí công chứng giấy tờ, tài liệu khi làm hồ sơ;
- Miễn phí giao, nhận hồ sơ để khách hàng ký tên tận nơi;
- Hỗ trợ tư vấn khách hàng vẽ bản thiết kế mặt bằng kinh doanh của trường mầm non;
- Miễn phí bàn giao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo yêu cầu khách hàng.
Trường mầm non muốn được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện các điều kiện quy định về an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường mầm non, cụ thể:
➤ Vệ sinh đối với cơ sở
- Phòng bếp có diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn với nguồn ô nhiễm;
- Phòng bếp thông thoáng, sạch sẽ có khu vực sơ chế, chia thức ăn đã nấu chín;
- Có hệ thống thu gom, xử lý rác thải tốt, thường xuyên vệ sinh, khơi thông cống rãnh;
- Nguồn nước, dụng cụ chứa nước để chế biến thực phẩm tại trường mầm non phải đạt quy chuẩn;
- Phòng bếp có đầy đủ thiết bị cần thiết để xử lý nguyên liệu, chế biến thức ăn, được làm bằng chất liệu dễ làm sạch.
➤ Vệ sinh đối với cá nhân, nhân viên phục vụ tại bếp ăn của trường mầm non
- Luôn mang tạp dề, khẩu trang, găng tay khi chế biến, phục vụ ăn uống;
- Tham gia các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra sức khỏe định kỳ;
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thực phẩm, chia thức ăn chín và sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống.
➤ Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị phòng bếp
- Tránh để hóa chất, dung môi độc hại trong khu vực bếp ăn;
- Có dụng cụ chế biến thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín riêng biệt;
- Tất cả dụng cụ bếp không bị sứt mẻ, phải được rửa sạch, lau khô ngay sau khi sử dụng;
- Dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm sạch và cất giữ trong tủ kín tránh côn trùng gây hại.
➤ Vệ sinh trong quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm
- Không sử dụng chất phụ gia không nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế;
- Sử dụng nguồn thực phẩm theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP trong trường mầm non;
- Chế biến và bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh đề phòng sự lây nhiễm từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã chế biến.
➤ Thực hiện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
- Cho trẻ uống nước đã đun sôi để nguội;
- Cho trẻ thực hiện quy trình rửa tay 6 bước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;
- Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt lạ tránh ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non;
- Không cho trẻ ăn các thực phẩm có độc tự nhiên như nấm lạ, rau củ hoang dại…;
- Không cho trẻ ăn các thực phẩm màu độc hại như bánh kẹo có màu lạ, tẩm hóa chất.
1. Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường mẫu giáo
Người đại diện pháp luật đăng ký mở bếp ăn tại trường mầm non cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho bếp ăn trường mẫu giáo;
- Bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ đảm bảo điều kiện VSATTP của trường mầm non;
- Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức VSATTP của đầu bếp, nhân viên chế biến thực phẩm và người đại diện pháp luật trường mầm non (*);
- Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm và người đại diện pháp luật được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
(*) Tùy từng tỉnh, thành mà cơ quan cấp phép có hoặc không yêu cầu nộp kèm giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn trường mầm non
Tùy vào việc bếp ăn tại trường mầm non là do trường học tự mở hay tổ chức/cá nhân ký hợp đồng mở mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy VSATTP sẽ khác nhau. Cụ thể:
➤ Doanh nghiệp/hộ kinh doanh đăng ký mở bếp ăn (thầu bếp ăn) trong trường mầm non:
- Phòng Y tế cấp quận sẽ cấp giấy chứng nhận VSATTP đối với hộ kinh doanh cá thể;
- Ban quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy phép VSATTP đối với doanh nghiệp, công ty.
➤ Trường mầm non tự mở bếp ăn nhưng không đăng ký mã ngành kinh doanh thực phẩm, không hoạt động cung ứng thực phẩm sinh lợi dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ phục vụ thức ăn tại chỗ và không bán mang về sẽ không cần xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Thời gian bàn giao giấy phép an toàn thực phẩm cho trường mầm non
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thực tế tại trường mầm non.
- Trường hợp “đạt” sẽ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho trường mầm non;
- Trường hợp từ chối sẽ được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm:
>> Điều kiện mở trường mầm non tư thục;
>> Thành lập công ty giáo dục - Thủ tục, điều kiện.
Các câu hỏi liên quan đến dịch vụ xin giấy phép VSATTP cho trường mầm non
1. Chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực cho trường mầm non là bao nhiêu?
Tổng chi phí làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho trường mẫu giáo, mầm non của Anpha chỉ từ 6.000.000 đồng, cam kết không phát sinh chi phí, bàn giao kết quả đúng hẹn.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ở trường mầm non.
2. Khách hàng cung cấp thông tin gì khi dùng dịch vụ giấy phép VSATTP tại Anpha?
Người đại diện pháp luật của trường mầm non chỉ cần cung cấp 2 thông tin:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy khám sức khỏe của người đại diện pháp luật và nhân viên bếp/chế biến thực phẩm tại trường mầm non.
3. Thời gian hoàn thành dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho trường mầm non?
Chỉ trong 15 ngày làm việc, Anpha sẽ hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho trường mầm non.
4. Trường mầm non cần đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
Để được cấp giấy phép VSATTP trường mầm non, mẫu giáo phải thực hiện các điều kiện quy định về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Vệ sinh đối với cơ sở;
- Vệ sinh đối với cá nhân, nhân viên phục vụ tại bếp ăn của trường mầm non;
- Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị phòng bếp;
- Vệ sinh trong quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Thực hiện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm.
>> Tham khảo thêm: Điều kiện đảm bảo vệ sinh an thực phẩm tại trường mầm non/mẫu giáo.
5. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho trường mầm non?
Tùy vào việc bếp ăn tại trường mầm non là do trường học tự mở hay tổ chức/cá nhân ký hợp đồng mở mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy VSATTP sẽ khác nhau.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy phép vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn trường mầm non.
Liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí về dịch vụ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT