Công bố thực phẩm là gì? Hồ sơ - thủ tục công bố sản phẩm

Công bố thực phẩm là gì? Hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm (gồm thủ tục tự công bố sản phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm) - Mới nhất.

Công bố sản phẩm thực phẩm là gì?

Công bố sản phẩm thực phẩm (hay công bố thực phẩm) là thủ tục công bố chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ… mà cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tự chế biến và bao gói sẵn phải thực hiện trước khi tiến hành các quy trình sản xuất.

Tùy thuộc vào loại thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm, cũng như sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu mà thủ tục công bố được chia ra thành:

  • Thủ tục tự công bố sản phẩm;
  • Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm sản xuất trong nước;
  • Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu.

>> Xem thêm: Phân biệt tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm.

Các trường hợp phải thực hiện công bố sản phẩm 

1. Các trường hợp phải tự công bố thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tự mình chế biến và bao gói sẵn, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Trường hợp sản phẩm, nguyên liệu sản xuất hoặc nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc dùng cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân và không được tiêu thụ trong nước thì không phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

2. Các trường hợp phải đăng ký bản công bố thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các loại sản phẩm sau:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho đối tượng có chế độ ăn đặc biệt;
  • Sản phẩm dinh dưỡng đối với trẻ em đến 36 tháng tuổi;
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng hoặc không thuộc danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm.

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm

Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm gồm có:

  • Bản tự công bố sản phẩm (mẫu số 01 Phụ lục I);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng của sản phẩm (thời hạn 12 tháng được tính đến ngày nộp hồ sơ) gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế quy định hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do cá nhân, tổ chức công bố nếu chưa có quy định của Bộ Y tế.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu số 01 - Bản tự công bố sản phẩm.

2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

➨ Đối với hồ sơ công bố sản phẩm nhập khẩu

Thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu gồm có:

  • Bản công bố sản phẩm (mẫu số 02 Phụ lục I);
  • Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế do cơ quan nhà nước của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp thể hiện nội dung bảo đảm an toàn đối với người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng của sản phẩm (được tính đến ngày nộp hồ sơ) gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế quy định hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do cá nhân, tổ chức công bố nếu chưa có quy định của Bộ Y tế;
  • Tài liệu khoa học chứng minh được công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo ra công dụng đã công bố (*);
  • Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc giấy chứng nhận tương đương nếu sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/07/2019.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu số 02 - Bản công bố sản phẩm.

Lưu ý:

Các tài liệu trong thành phần hồ sơ phải được trình bày bằng tiếng Việt, trường hợp bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng.

(*) Khi sử dụng tài liệu khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều lượng sử dụng trong 1 ngày của sản phẩm ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

Tìm hiểu thêm: 

>> Dịch vụ xin giấy chứng nhận CFS (lưu hành sản phẩm tự do);

>> Dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm - từ 15 ngày làm việc.

GỌI NGAY

➨ Đối với hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước

Thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước gồm có:

  • Bản công bố sản phẩm (mẫu số 02 Phụ lục I);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng của sản phẩm (được tính đến ngày nộp hồ sơ) gồm các chỉ tiêu an toàn theo nguyên tắc quản lý rủi ro do Bộ Y tế ban hành phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố nếu chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  • Tài liệu khoa học chứng minh được công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo ra công dụng đã công bố (*);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) nếu thuộc trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc giấy chứng nhận tương đương nếu sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/07/2019.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu số 02 - Bản công bố sản phẩm.

Lưu ý:

Các tài liệu trong thành phần hồ sơ phải được trình bày bằng tiếng Việt, trường hợp bằng tiếng nước ngoài thì tài liệu phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng.

(*) Khi sử dụng tài liệu khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều lượng sử dụng trong 1 ngày của sản phẩm ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

Quy trình, thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm

1. Thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm

Cá nhân, tổ chức thực hiện tự công bố sản phẩm trên 1 trong các phương tiện sau, đồng thời công bố sản phẩm lên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

  • Phương tiện thông tin đại chúng;
  • Các trang thông tin điện tử của cá nhân, tổ chức;
  • Niêm yết công khai tại địa chỉ của cá nhân, tổ chức.

Trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì cá nhân, tổ chức nộp 1 bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước đủ thẩm quyền để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên cá nhân, tổ chức cùng tên sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trường hợp cá nhân, tổ chức có ít nhất 2 cơ sở sản xuất trở lên sản xuất cùng 1 loại sản phẩm thì chỉ nộp hồ sơ tại 1 cơ quan nhà nước của địa phương có cơ sở sản xuất do cá nhân, tổ chức tự chọn, các lần tự công bố tiếp theo phải nộp tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Ngay sau khi hoàn thành tự công bố sản phẩm, cá nhân/tổ chức có quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn của sản phẩm đó.

Lưu ý:

Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì cá nhân, tổ chức phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì cá nhân, tổ chức phải thông báo sự thay đổi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được sản xuất, kinh doanh trở lại sau khi thực hiện việc thông báo.

>> Xem thêm: Tra cứu hồ sơ tự công bố sản phẩm.

2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

➨ Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng đường bưu điện đến cơ quan sau:

  • Nộp tại Bộ Y tế: Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới;
  • Nộp tại cơ quan quản lý nhà nước được chỉ định bởi UBND cấp tỉnh: Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp cá nhân, tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước khác thì cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nơi nộp hồ sơ là Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đến cơ quan đó;
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức có ít nhất từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm thì cá nhân, tổ chức chỉ làm thủ tục công bố sản phẩm tại 1 cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do cá nhân, tổ chức lựa chọn. Các lần đăng ký công bố tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

➨ Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm

Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố trong thời hạn sau:

  • 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ: Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không đúng với đối tượng sử dụng hoặc chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho đối tượng có chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng đối với trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • 21 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ: Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý:

Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì cá nhân, tổ chức phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì cá nhân, tổ chức phải thông báo sự thay đổi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được sản xuất, kinh doanh trở lại sau khi thực hiện việc thông báo.

------------

Bạn thấy đó, có quá nhiều giấy phép con mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần hoàn thành như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận GMP… nhưng bạn lại không có nhiều thời gian để tìm hiểu và tự thực hiện thủ tục xin các giấy phép con này. 

Bạn dành chút thời gian tham khảo thêm một số bài viết về dịch vụ làm giấy phép con cho cơ sở kinh doanh thực phẩm của Anpha dưới đây để các yêu cầu pháp lý khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm được đơn giản hóa:

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Hồng Hạnh - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH