Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Tư Vấn Du Học

Nhân viên tư vấn du học làm gì? Điều kiện tư vấn du học phải có là gì? Quy định cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của nhân viên tư vấn du học.

Điều kiện tư vấn du học mà chuyên viên phải có là gì?

Nhân viên tư vấn du học là người làm việc tại các cơ quan, trung tâm tư vấn du học. Họ là sẽ người kết nối học sinh, sinh viên, phụ huynh với các chương trình du học sắp diễn ra.

Nhiệm vụ chính của nhân viên tư vấn du học là giải đáp thắc mắc về du học bao gồm thời gian, điều kiện, học phí và trực tiếp tư vấn các nội dung du học như những nội dung liên quan đến chính sách giáo dục, trường học, khóa học, ngành nghề tại các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học, bồi dưỡng kỹ năng…

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, để trở thành nhân viên tư vấn du học cần phải đáp ứng được 3 điều kiện sau:

  1. Có trình độ học vấn từ cấp bậc đại học trở lên;
  2. Có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên (tính theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam và tương đương);
  3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học được quy định bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các quy định cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học

1. Đối tượng được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học

Các đối tượng tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học gồm có:

  • Công dân Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động tư vấn du học (*);
  • Người có nhu cầu nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức và thực hiện hoạt động tư vấn du học.

Ghi chú:
(*): Người nước ngoài tham gia khóa học bồi dưỡng phải có giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài theo quy định.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, người học sẽ được cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học (**).

Theo đó, cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn là các trường cao đẳng hoặc cơ sở giáo dục đại học đã có kinh nghiệm trong việc gửi sinh viên ra nước ngoài học tập và đã có sinh viên hoàn thành chương trình du học. Đồng thời, chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn:

  • Là chương trình được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cùng với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
  • Được tổ chức thực hiện bởi các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ghi chú:

(**): Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được quy định như sau:

  • Chương trình đào tạo nghiệp vụ gồm 10 tín chỉ với tổng số tiết dạy trên lớp là 230 tiết, cụ thể: 
    • 70 tiết lý thuyết;
    • 160 tiết thảo luận, thực hành.
  • Cấu trúc chương trình gồm có 6 học phần:
    • Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp;
    • Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác trên thế giới;
    • Nghiệp vụ tư vấn du học;
    • Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế để phục vụ hoạt động tư vấn du học;
    • Nghiên cứu thị trường du học;
    • Thực hành, rèn luyện các kỹ năng về nghiệp vụ tư vấn du học.
  • Học viên thực hiện các bài kiểm tra, bài thi giữa khóa và cuối khóa:
    • Điểm kiểm tra sẽ được chấm theo thang điểm 10 và theo quy định, điểm thi hoặc điểm kiểm tra dưới 5 là không đạt yêu cầu;
    • Bài kiểm tra giữa khóa đạt từ 5 điểm trở lên thì sẽ được tham dự kỳ thi kết thúc khóa đào tạo;
    • Học viên sẽ chỉ được phép kiểm tra, thi lại tối đa 2 lần nếu không đạt yêu cầu đối với bài kiểm tra giữa khóa hoặc bài thi cuối khóa.
  • Đối với mỗi học phần, học viên phải đảm bảo số buổi tham gia học tối thiểu bằng 80% thời lượng theo quy định;
  • Bài kiểm tra giữa khóa và bài thi cuối khóa sẽ là căn cứ để đánh giá kết quả học tập của học viên, đồng thời là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xét duyệt và cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn, cụ thể:
    • Những học viên có điểm thi kết thúc khóa học từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học;
    • Mẫu chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học sẽ được thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
    • Việc in ấn, cấp và quản lý chứng chỉ sẽ phải được thực hiện theo Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến nhân viên tư vấn du học

1. Nhân viên tư vấn du học là ai, làm gì?

Nhân viên tư vấn du học là người làm việc tại các trung tâm, cơ quan tư vấn du học. Họ sẽ người kết nối học sinh, sinh viên, phụ huynh với các chương trình du học sắp diễn ra.

Nhiệm vụ chính của nhân viên tư vấn du học là giải đáp thắc mắc về du học như thời gian, điều kiện, học phí và tư vấn trực tiếp các nội dung liên quan đến du học gồm chính sách giáo dục, trường học, khóa học, ngành nghề…

2. Điều kiện của nhân viên tư vấn du học gồm những gì?

Để trở thành nhân viên tư vấn du học, bạn cần phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:

  1. Có trình độ học vấn từ cấp bậc đại học trở lên;
  2. Có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên (tính theo Khung năng lực Việt Nam và tương đương);
  3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về tư vấn du học.

3. Nhân viên tư vấn du học bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học không?

Có. Theo quy định về điều kiện đối với nhân viên tư vấn du học, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là 1 trong những điều kiện cần có ở mỗi nhân viên tư vấn.

Vì vậy, nhân viên tư vấn du học bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học và việc bắt buộc này nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức về hệ thống pháp luật giáo dục và giáo dục nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn hay kỹ năng nghiệp vụ cần thiết khi nhân viên thực hiện tư vấn du học.

4. Nhân viên tư vấn du học có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Có. Căn cứ tại Khoản 3 Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, để trở thành nhân viên tư vấn du học thì bạn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên (tính theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương) tương đương với trình độ B2.

5. Khi nào người học sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học?

Người học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cùng với Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội để ban hành quy định.

6. Những đối tượng nào tham gia khóa học bồi dưỡng dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học?

Các đối tượng tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học gồm có:

  • Công dân Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động tư vấn du học;
  • Người có nhu cầu nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức và thực hiện hoạt động tư vấn du học.

7. Cơ quan nào cấp chứng chỉ bồi dưỡng dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học?

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học sẽ được cấp bởi các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn như xét và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH