Thông tư là gì? Nghị định là gì? Nghị định và thông tư cái nào cao hơn? Thông tư và nghị định khác nhau thế nào? Nội dung thể hiện trong nghị định & thông tư?
Nghị định là gì?
➧ Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Trước khi ban hành nghị định phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
➧ Nội dung thể hiện trong nghị định dùng để quy định:
- Các điều, khoản, điểm được giao trong:
- Luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành:
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ.
- Các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Ví dụ:
Nghị định 101/2024/NĐ-CP ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 về:
- Điều tra cơ bản đăng ký đất đai;
- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai…
Thông tư là gì?
➧ Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên bởi:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thông tư gồm có:
- Thông tư do 1 ban ngành ban hành, chẳng hạn: Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư liên tịch do 2 hay nhiều bộ, ngành ban hành, chẳng hạn như: Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC (thông tư này ban hành dựa trên phối hợp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân tối cao).
➧ Nội dung của thông tư sẽ lệ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành, ví dụ như:
- Thông tư ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dùng để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và các vấn đề khác được giao trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các luật khác có liên quan;
- Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định:
- Điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Các biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước…
Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy cùng luật sư Kế toán Anpha phân tích dựa trên căn cứ của pháp luật như sau:
Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư trái pháp luật sẽ bị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ bởi Thủ tướng Chính phủ.
Có thể hiểu, nếu thông tư không bị Chính phủ đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định thì thông tư đó có giá trị pháp lý và vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, những điều, khoản của thông tư trái pháp luật thì sẽ bị vô hiệu hóa và áp dụng theo nội dung quy định tại nghị định.
Điều này đồng nghĩa, khi xét trong cùng một vấn đề nếu thông tư quy định trái với nghị định thì sẽ áp dụng nghị định.
➧ Có thể kết luận rằng:
Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn thông tư, vì trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa 2 văn bản, nghị định sẽ được áp dụng.
|
>> Tham khảo ngay: Trang tra cứu thông tư, nghị định, biểu mẫu…
Câu hỏi liên quan đến nghị định và thông tư
1. Thông tư là gì?
Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật với mục đích hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, ban hành bởi:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
2. Có mấy loại thông tư?
Thông tư có 2 loại gồm:
- Thông tư do 1 ban ngành ban hành;
- Thông tư liên tịch do 2 hay nhiều bộ, ngành ban hành.
3. Nghị định là gì? Ai có thẩm quyền ban hành nghị định?
Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Trước khi ban hành nghị định phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Vai trò của nghị định trong hệ thống pháp luật?
Nghị định có vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật, điển hình như:
- Làm rõ nội dung, thống nhất cách hiểu, áp dụng của các văn bản pháp luật, gồm:
- Luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành các văn bản pháp luật;
- Các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
5. Nghị định và thông tư cái nào cao hơn về mặt pháp lý?
Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn thông tư, nếu cùng một vấn đề nhưng thông tư quy định trái với nghị định thì sẽ áp dụng nghị định. Bạn có thể tham khảo quy định chi tiết tại:
>> Giá trị pháp lý giữa thông tư và nghị định.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT