Tra cứu Văn bản/ Hồ sơ mẫu

Từ khóa tối thiểu 3 ký tự:*Tiêu đề*Số hiệu*Tên hồ sơ

Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Ban hành: 05/02/2020

Hiệu lực: 22/03/2020

Tình trạng: Còn hiệu lực

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Chương ILĨNH VỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Chương IILĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Chương IIILĨNH VỰC HÓA CHẤT

Chương IV: LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM

Chương VLĨNH VỰC KINH DOANH KHOÁNG SẢN

Chương VILĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ

Chương VIILĨNH VỰC KINH DOANH RƯỢU

Chương VIIILĨNH VỰC KINH DOANH THUỐC LÁ

Chương IXTỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC

I. LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

II. LĨNH VỰC KINH DOANH RƯỢU

III. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Chương I

LĨNH VỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô

1. Gạch đầu dòng thứ 7 điểm b khoản 2 Điều 2 được sửa đổi như sau:

“- Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng, ô tô chở hàng chuyên dùng, ô tô chở hàng loại khác theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.”

2. Điểm a khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau:

“a) Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu

- Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu được quản lý chất lượng theo phương thức sau:

+ Đối với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất;

+ Đối với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

- Tần suất đánh giá kiểu loại tối đa là 36 tháng.”

3. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau:

3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định này.

4. Bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:

“4. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.”

5. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 19 như sau:

“đ) Doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

6. Bổ sung điểm i khoản 2 Điều 19 như sau:

“i) Doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

7. Sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 22 như sau:

“d) Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 5 và 7 Điều 21 Nghị định này: 01 bản sao.”

8. Bổ sung khoản 8 Điều 27 như sau:

“8. Trong quá trình bảo hành, bảo dưỡng, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.”

9. Thay thế mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 116/2017/ NĐ-CP bằng mẫu số 15 Mục III tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô

1.         Bãi bỏ khoản 11 Điều 3.

2. Bãi bỏ khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7.

3. Bãi bỏ điểm e và h khoản 2 Điều 8.

4. Bãi bỏ khoản 8, 9 và 10 Điều 21.

Chương II

LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/ NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

1.         Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP

a) Điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi như sau:

1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.”

b) Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.”

2.         Điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Khoản 1 và 2 Điều 31 được sửa đổi như sau:

1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.”

3.         Bổ sung Điều 31a vào sau Điều 31 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 31a. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực

Tổ chức hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

4.         Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“5. Điều 32 được sửa đổi như sau:

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:

Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

Đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu điện.”

5.         Điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Khoản 1 Điều 33 được sửa đổi như sau:

1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.”

6.         Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“7. Điều 38 được sửa đổi như sau:

Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực

1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.

2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.

3. Công trình điện bao gồm:

a)         Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);

b)         Công trình đường dây và trạm biến áp.

4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:

 

Thủy điện, điện gió, điện mặt trời

Nhiệt điện

Đường dây và trạm biến áp

Hạng 1

Không giới hạn quy mô công suất

Không giới hạn quy mô công suất

Không giới hạn quy mô cấp điện áp

Hạng 2

Đến 300 MW

Đến 300 MW

Đến 220 kV

Hạng 3

Đến 100 MW

 

Đến 110 kV

Hạng 4

Đến 30 MW

 

Đến 35 kV

7.         Tên Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện”

8.         Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

a)         Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

b)         Khoản 3 và 6 Điều 39 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.

9.         Bổ sung Điều 39a vào sau Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 39a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.

2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”

10.       Tên Điều 40 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện”

11.       Khoản 9 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“9. Một số nội dung của Điều 40 được sửa đổi như sau:

a)         Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

b)         Khoản 3 và 6 Điều 40 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”

12.       Tên Điều 41 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp

13.       Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“10. Một số nội dung của Điều 41 được sửa đổi như sau:

a)         Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:

b)         Khoản 3 và 6 Điều 41 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”

14.       Tên Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện”

15.       Khoản 11 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“11. Một số nội dung của Điều 42 được sửa đổi như sau:

a)         Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

b)         Khoản 3 và 6 Điều 42 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”

16.       Bổ sung Điều 42a vào sau Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 42a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.

2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”

17.       Điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Khoản 3 và 6 Điều 43 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”

18.       Điểm b khoản 13 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Khoản 3 và 6 Điều 44 được sửa đổi như sau:

3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.

6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”

19.       Điều 45 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 45. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực

a) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

2. Giấy phép hoạt động điện lực được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực;

b) Trường hợp cần bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội và lợi ích công cộng, cơ quan cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực về truyền tải điện, phân phối điện. Việc sửa đổi hoặc bổ sung đó phải phù hợp với khả năng của đơn vị được cấp giấy phép.

c) Trường hợp có sai sót về các nội dung ghi trong Giấy phép đã cấp, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm sửa đổi Giấy phép đã cấp.”

Điều 4. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP

1.         Bãi bỏ khoản 4 và 6 Điều 29.

2.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 39.

3.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 40.

4.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 41.

5.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 42.

6.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 43.

7.         Bãi bỏ khoản 5 Điều 44.

Chương III

LĨNH VỰC HÓA CHẤT

Điều 5. Sửa đổi Điều 13 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

Điều 13. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

d) Giấy tờ, tài liệu đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 15

Nghị định này.”

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

1. Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;”

2. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng 2 và Bảng 3 phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại điểm h i khoản 1 Điều 15 Nghị định này.”

3. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 18a. Yêu cầu chung trong sản xuất hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF

1. Có hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, ngưỡng chất thải nguy hại, chất thải rắn.

2. Có phương tiện vận chuyển hóa chất từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại hóa chất. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực thực hiện việc vận chuyển hóa chất.

3. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.”

4. Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu

a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có hoạt động mua bán với các tổ chức hoặc cá nhân của quốc gia thành viên của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.”

5. Điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

6. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau:

“c) Thủ tướng Chính phủ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1;

Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 và Bảng 3.”

7. Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Điều kiện sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF

a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 15 Nghị định này.”

Điều 7. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

1. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau:

a)         Bãi bỏ điểm b, e và g khoản 1 Điều 15;

b)         Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 17.

2. Bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

1. Bổ sung khoản 11 vào Điều 1 như sau:

11. Các sản phẩm sau không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này:

a) Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng; thực phẩm; mỹ phẩm;

b) Thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;

c) Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in; keo dán và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng;

d) Xăng, dầu; condensate, naphta được sử dụng trong chế biến xăng dầu.”

2. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi như sau:

“1. Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.”

3. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau:

a) Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.”

4. Điểm a khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:

a) Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

1.         Bãi bỏ điểm c khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 9.

2.         Bãi bỏ điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 11.

3.         Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp của Phụ lục I kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ như sau:

STT

Tên hóa chất theo tiếng Việt

Tên hóa chất theo tiếng Anh

Mã số HS(1)

Mã số CAS

Công thức hóa học

19.

1-Amino-3-metyl benzen

1-Amino-3-methylbenzene

29214300

108-44-1

C7H9N

20.

1-Amino-4-metyl benzen

1-Amino-4-methylbenzene

29214300

106-49-0

C7H9N

90.

Beri nitrat

Beryllium nitrate

28342990

13597-99-4

Be(NO3)2

93.

1,1’-Biphenyl, hexabrom-

1,1’-Biphenyl, hexabromo-

29039900

36355-01-8

C12H4Br6

123.

Butyl toluen

(p-tert-Butyltoluen)

Butyl toluene (p-tert-Butyltoluene)

29029090

98-51-1

C11H16

159.

Clo diflo metan (R-22)

Chlorodifluoromethane (R-22)

29037100

75-45-6

CHF2Cl

175.

2-Clo phenol

2-Chlorophenol

29081900

95-57-8

C6H5OCl

178.

3-Clo toluidin

3-chloro-p-toluidine

29214300

95-74-9

C7H8NCl

179.

4-Clo toluidin

4-Chloro-o-toluidine

29214300

95-69-2

C7H8NCl

180.

5-Clo toluidin

5-Chloro-o-toluidine

29214300

95-79-4

C7H8NCl

181.

1-Clo-2,2,2-trifloetan

1-Chloro-2,2,2-trifluoroethane

29037900

75-88-7

C2H2F3Cl

191.

Demeton-s (O,O-Dietyl S-2- etylthio etyl photphorothioat)

Demeton-s (O,O-Diethyl S-2-ethylthioethyl phosphorothioate)

29309090

126-75-0

C8H19O3S2P

201.

Dibenz(a,h) anthracen

Dibenz(a,h) anthracene

29029090

53-70-3

C22H14

216.

2,6-Dichlor-4- nitroanilin

2,6-Dichlor-4- nitroanilin

29214200

99-30-9

C6H4Cl2N2O2

247.

Diisobutyl amin

Diisobutylamine

29211900

110-96-3

C8H19N

265.

Dimetyl thiophotphoryl clo

Dimethyl thiophosphoryl chloride

29209090

2524-03-0

C2H6O2ClSP

289.

2,3-Epoxy-1- propanol

2,3-Epoxy-1- propanol

29109000

556-52-5

C3H6O2

291.

Ethalfluralin

Ethafluralin

29049000

55283-68-6

C13H14F3N3O4

296.

Etyl cacbany

Ethyl carbamate

29241900

51-79-6

C3H7O2N

324.

Etyl benzen

Ethylbenzene

29026000

100-41-4

C8H10

351.

Hexahydro-1 -metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-1- methylphthalic anhydride

29172000

48122-14-1

C9H12O3

352.

Hexahydro-3-metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-3-methyl phthalic anhydride

29172000

57110-29-9

C9H12O3

354.

Hexahydrometyl phthalic anhydrit

Hexahydromethyl phthalc anhydride

29172000

25550-51-0

C9H12O3

443.

Magie photphua

Magnesium phosphide

28480000

12057-74-8

Mg3P2

490.

Metyl pentadien

Methyl pentadiene

29012990

926-56-7

C6H10

550.

Nicotin salicylat

Nicotine salicylate

29399990

29790-52-1

C7H6O3

558.

Nitrofen

Nitrofen

29093000

1836-75-5

C12H7O3NCl2

563.

2-Nitrotoluen

2-Nitrotoluene

29042090

88-72-2

C7H7O2N

564.

3-Nitrotoluen

3-Nitrotoluene

29042090

99-08-1

C7H7O2N

565.

4-Nitrotoluen

4-Nitrotoluene

29042090

99-99-0

C7H7O2N

588.

Oxy diflorua

Oxygen difluoride

28129000

7783-41-7

F2O

592.

Pentaboran

Pentaborane

28500000

19624-22-7

B5H9

605.

Phenyl clo fomat

Phenyl chloroformate

29159090

1885-14-9

C7H5N2Cl

606.

Phenyl isoxyanat

Phenyl isocyanate

29291090

103-71-9

C7H5ON

611.

Phenyl triclo silan

Phenyltrichlorosilane

29319090

98-13-5

C6H5Cl3Si

662.

Tali

Thallium

81125200

7440-28-0

TI

666.

Dipentene

Dipentene

29021900

68956-56-9

C10H16

688.

Thiabendazol

Thiabendazole

29341000

148-79-8

C10H7N3S

690.

Thiodicarb

Thiodicarb

29309090

59669-26-0

C10H18N4O4S3

706.

Tributyl amin

Tributylamine

29211900

102-82-9

C12H27N

707.

Triclo axetyl clorua

Trichloroacetyl chloride

29159090

76-02-8

C2Cl4O

716.

2,2,2-triclo-1,1- bis(4-clophenyl) etanol

2,2,2-trichloro-1,1- bis(4- chlorophenyl) ethanol

29062900

115-32-2

C14H9Cl5O

717.

Tricresyl photphat

Tricresyl phosphate

29199000

1330-78-5

C21H21O4P

743.

Vinyl benzen (Styren)

Vinyl benzene (Styrene)

29025000

100-42-5

C8H8

744.

Vinyl brom

Vinyl bromide

29033990

593-60-2

C2H3Br

Chương IV

LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

1. Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;

b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

c) Đối tượng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

Thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.”

2.         Một số điểm, khoản Điều 26 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

a)         Điểm c khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau:

“c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.”

b)         Điểm đ khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau:

“đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.”

c)         Điểm c, d và đ khoản 3 Điều 26 được sửa đổi như sau:

“c) Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

d) Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;

đ) Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.”

d) Khoản 9 Điều 26 được sửa đổi như sau:

“9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đổi bảo hộ lao động

a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;

b) Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;

c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động.”

đ) Bổ sung các khoản 11, 12 và 13 Điều 26 như sau:

“11. Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ.

12. Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

13. Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trọng quá trình chờ xử lý.”

3. Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.”

4. Một số điểm, khoản Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

a) Điểm a khoản 2 Điều 27 được sửa đổi như sau:

a) Có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm.”

b) Điểm b khoản 3 Điều 27 được sửa đổi như sau:

b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.”

5. Khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.

2. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”

6. Khoản 4 và 5 Điều 29 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất.”

7. Khoản 7 và 8 Điều 30 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“7. Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước.

8. Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.”

8. Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất.”

9.         Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định này”.

10.       Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“1. Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Nghị định này.”

11. Điểm a khoản 8 Điều 34 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“a) Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu:

Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất đ kim tra cht lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ từ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bn chứa phải được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho lần tiếp theo.”

12. Bổ sung khoản 10 Điều 35 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP như sau:

“10. Tuân thủ các quy định tại Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.”

13. Một số điểm, khoản Điều 36 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

a) Điểm d khoản 3 Điều 36 được sửa đổi như sau:

“d) Khu vực lên men:

- Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;

- Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.”

b) Điểm a khoản 7 Điều 36 được sửa đổi như sau:

a) Chất thải rắn:

Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;

14. Khoản 8 Điều 37 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“8. Thiết bị chiết rót:

Phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.”

15. Khoản 6 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“6. Đối với chất thải rắn:

Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất.”

16. Điểm b khoản 9 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật

Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.”

17. Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

4. Thiết bị chiết rót phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.”

Điều 11. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

1.         Bãi bỏ điểm a và b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều 26.

2.         Bãi bỏ điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 27.

3.         Bãi bỏ khoản 3 Điều 28.

4.         Bãi bỏ khoản 1 và 2 Điều 30.

5.         Bãi bỏ khoản 2 Điều 32.

6.         Bãi bỏ điểm đ khoản 5, điểm c khoản 8, điểm b và d khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 34.

7.         Bãi bỏ khoản 2, 3, 5 và 8 Điều 35.

8.         Bãi bỏ điểm b khoản 3, điểm đ khoản 5, điểm a và b khoản 8, điểm a và b khoản 9 Điều 36.

9. Bãi bỏ điểm a và b khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 10 Điều 37.

10. Bãi bỏ điểm b và đ khoản 4, điểm c khoản 7, điểm a khoản 8, điểm c khoản 9 và khoản 11 Điều 38.

11. Bãi bỏ khoản 3, 5 và 7 Điều 39.

Điều 12. Bổ sung Điều 24a vào sau Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP

Điều 24a. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02aMẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận

a) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng

Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

c) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:

- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);

- Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở.

d) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:

- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).”

3. Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử.”

Điều 13. Bổ sung Điều 24b vào sau Điều 24a Nghị định số 77/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 24b. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:

1. Trường hợp cấp lần đầu

a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.

b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định có từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia. Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

- Kiểm tra tính thống nhất của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

- Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở