Tra cứu Văn bản/ Hồ sơ mẫu

Từ khóa tối thiểu 3 ký tự:*Tiêu đề*Số hiệu*Tên hồ sơ

Quyết định 2889/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

Ban hành: 27/10/2022

Hiệu lực: 27/10/2022

Tình trạng: Còn hiệu lực

QUYẾT ĐỊNH ​​​​​​​BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

KẾ HOẠCH​​​​​​​ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

PHỤ LỤC.​​​​​​​ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2889/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 26 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025; vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 896/TTr-BDT ngày 18/10/2022 và Công văn số 915/BDT-CS&TT ngày 21/10/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện có tên tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN(Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Khai thác tiềm năng, lợi thế trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với việc xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống cơ sở vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh vùng biên giới; củng cố, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

II. MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu đến năm 2025

- Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên:

- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

- Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai;

- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững;

- Đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu;

- Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia;

- Quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến;

- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

2. Chỉ tiêu đến năm 2025

- Thu nhập bình quân đầu người: Trên 36 triệu đồng/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%;

- Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Số hộ được sắp xếp, ổn định dân cư 7.821 hộ;

- Thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 81%.

- Hỗ trợ cho khoảng 1.347 hộ thiếu đất ở;

- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia (%) theo từng cấp:

+ Mẫu giáo, mầm non: 45,1%;

+ Tiểu học: 84 %;

+ Trung học cơ sở: 68,2%;

+ Trung học phổ thông: 52,9%.

- Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia 95%;

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,8%;

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95%;

- Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế 100%;

- Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế;

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%;

- Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp phòng tránh thiên tai 80%;

- Bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (hoặc câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Thực hiện giao khoán 218.230 lượt ha rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 13.811 lượt ha; phát triển trồng mới 4.784 ha rừng phòng hộ, sản xuất và lâm sản ngoài gỗ; trợ cấp hỗ trợ gạo cho 7.589 hộ/31.018 khẩu;

- Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; xã an toàn khu (ATK), xã biên giới được xác định theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Đối tượng

- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

a) Nội dung thực hiện: hỗ trợ đất ở, nước sinh hoạt tập trung b) Kinh phí thực hiện: 195.439 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương:174.178 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 21.261 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn tín dụng theo quy định hiện hành.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ khảo sát vị trí, địa điểm phục vụ công tác quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;

- Hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép.

b) Kinh phí thực hiện: 108.119 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 95.999 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 12.120 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

* Tiểu Dự án 2: Hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

- Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống thực hiện dự án phát triển trồng dược liệu quý ở các huyện miền núi thuộc vùng thụ hưởng Chương trình. Trong đó, danh mục dược liệu quý theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ Y tế; các loại dược liệu theo Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh quy định cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2025.

b) Kinh phí thực hiện: 33.443 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 29.724 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 3.719 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện phương án phát triển dược liệu, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện ở địa phương.

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách đối với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện trên địa bàn; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

* Tiểu Dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện:

- Nội dung số 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

+ Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vùng thụ hưởng;

+ Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng;

+ Trạm y tế xã đạt chuẩn;

+ Công trình trường, lớp học đạt chuẩn;

+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;

+ Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình có nhiều hộ nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

- Nội dung số 2: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: xây mới chợ, cải tạo nâng cấp chợ.

b) Kinh phí thực hiện: 790.810 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 705.679 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 85.131 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01 và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nội dung số 02.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

* Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

a) Nội dung thực hiện:

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú và trường trường phổ thông có học sinh ở bán trú.

b) Kinh phí thực hiện: 247.924 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 221.064 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 26.859 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án. Trực tiếp thực hiện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho 04 (bốn) Trường: PTDTNT Nam Trà My, PTDTNT Nước Oa, PTDTNT Phước Sơn và PTDTNT tỉnh.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo cho mỗi di tích quốc gia đặc biệt, di tich quốc gia có giá trị tiêu biểu của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ đầu tư bảo tồn mỗi một làng truyền thống tiêu biểu, xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi

b) Kinh phí thực hiện: 51.586 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 45.814 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 5.773 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Dự án.

- Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Nội dung thực hiện: Đầu tư trung tâm y tế huyện Nam Trà My. b) Kinh phí thực hiện: 33.583 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương: 29.985 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 3.598 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.

- UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

8. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

* Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện:

- Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

- Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự;

- Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Kinh phí thực hiện: 30.721 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí trung ương (kinh phí đầu tư): 27.110 triệu đồng;

- Kinh phí tỉnh đối ứng: 3.611 triệu đồng.

c) Tổ chức thực hiện:

- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án (trừ nhiệm vụ do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện) và trực tiếp thực hiện các danh mục được giao làm chủ đầu tư.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí Trung ương và tỉnh đối ứng: 1.491.625 triệu đồng, gồm:

- Kinh phí trung ương: 1.329.553 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh đối ứng: 162.072 triệu đồng;

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

2. Kinh phí huyện đối ứng: Thực hiện theo Điều 16 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 23/7/2022 của HĐND tỉnh.

3. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình

Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh.

3. Vốn lồng ghép

- Lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

- Lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Lồng ghép từ các Chương trình, dự án, chính sách khác.

4. Vốn huy động

- Huy động, thu hút nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư;

- Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng vốn huy động hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương dự kiến phân bổ kinh phí theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hằng năm, tham mưu UBND tỉnh quyết định;

- Tiếp tục rà soát, lựa chọn các nội dung/hoạt động đầu tư/hỗ trợ bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp với các chương trình, dự án khác và các hoạt động thường xuyên của các Sở, ngành, địa phương bảo đảm hiệu quả thực hiện Chương trình;

- Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể giai đoạn 05 năm và hằng năm để thực hiện Chương trình cho các địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; nghiên cứu, đề xuất cơ chế thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh;

- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn các Sở, ngành liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch này để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp; tham mưu sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và hằng năm; trình cấp thẩm quyền quyết định phân bổ vốn cho các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện thực hiện Chương trình theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định;

- Tổng hợp danh mục dự án của các Sở, ngành thực hiện vốn đầu tư công; tham mưu cấp thẩm quyền quyết định ban hành thực hiện giai đoạn 2021-2025 (kể cả sửa đổi, bổ sung hằng năm, nếu có).

- Đề xuất cân đối vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình giai đoạn 05 năm và hằng năm;

- Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành và các UBND huyện thụ hưởng Chương trình về lập kế hoạch giai đoạn 05 năm và hằng năm;

- Hướng dẫn việc huy động và lồng ghép nguồn vốn; cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp áp dụng cơ chế đặc thù;

- Hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện, quản lý dự án theo Luật Đầu tư công và quy định pháp luật liên quan;

- Thực hiện kiểm tra, báo cáo đánh giá Chương trình theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.

3. Sở Xây dựng

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù theo Điều 38 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.

- Kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình; đánh giá các dự án đầu tư xây dựng thuộc Chương trình.

4. Sở Giao thông vận tải

- Hướng dẫn các Sở, ngành và UBND các huyện thụ hưởng Chương trình thực hiện nội dung: Đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4;

- Hướng dẫn cơ chế lồng ghép vốn thực hiện nội dung: Đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4 và Nghị quyết số 38/NQ- HĐND ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh về đề án kiên cố hóa hệ thống đường huyện và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025.

5. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu phân bổ và hướng dẫn sử dụng chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình.

6. Các Sở, ngành được phân công chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình

- Hướng dẫn các Sở, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;

- Chịu trách nhiệm rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các Chương trình, dự án, Đề án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương;

- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện rà soát, hướng dẫn các đơn giá, định mức hỗ trợ, đầu tư, bảo đảm phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật để làm căn cứ triển khai thực hiện Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh;

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp theo định kỳ và đột xuất;

- Định kỳ, đột xuất tổ chức các đoàn kiểm tra ở các địa phương được phân công; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

- Có trách nhiệm nghiên cứu, chỉ đạo lồng ghép thực hiện Chương trình với các Chương trình mục tiêu, dự án khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.

7. UBND các huyện thụ hưởng Chương trình

- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 05 năm bao gồm các nội dung: (1) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần; (2) khả năng huy động vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương, vốn tín dụng, vốn huy động hợp pháp khác (nếu có); (3) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động, tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù, danh mục dự án ưu tiên (nếu có); (4) Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện gửi cơ quan chủ trì Tiểu dự án, Dự án của Chương trình, Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định.

- Tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn theo định kỳ, đột xuất;

- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm cấp xã và các phòng, ban trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;

- Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn huyện theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;

- Chủ động rà soát, đề xuất lồng ghép từ các nguồn vốn đầu tư đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp với các Chương trình, dự án, Đề án khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn;

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và các Sở, Ban, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân theo quy định; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC.

PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
(Kèm theo Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Các đơn vị, địa phương

Tổng cộng Chương trình

Chi tiết đến dự án thành phần

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (thực hiện Tiểu dự án 2)

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

 

TỔNG VỐN

1.491.625

1.329.553

162.072

195.439

174.178

21.261

108.119

95.999

12.120

33.443

29.724

3.719

I

CÁC SỞ, BAN, NGÀNH

96.830

84.200

12.630

13.800

12.000

1.800

23.000

20.000

3.000

5.814

5.056

758

1

Ban Dân tộc

84.119

73.147

10.972

13.800

12.000

1.800

23.000

20.000

3.000

5.814

5.056

758

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

12.711

11.053

1.658

0

 

0

0

 

0

0

0

0

II

CÁC HUYỆN

1.394.795

1.245.353

149.442

181.639

162.178

19.461

85.119

75.999

9.120

27.628

24.668

2.960

1

Huyện Phước Sơn

197.009

175.901

21.108

30.610

27.330

3.280

16.131

14.403

1.728

3.947

3.524

423

2

Huyện Nam Giang

256.250

228.795

27.455

37.822

33.770

4.052

12.221

10.912

1.309

3.947

3.524

423

3

Huyện Tây Giang

223.513

199.565

23.948

35.214

31.441

3.773

14.665

13.094

1.571

3.947

3.524

423

4

Huyện Bắc Trà My

214.308

191.346

22.962

25.816

23.050

2.766

14.055

12.549

1.506

3.947

3.524

423

5

Huyện Nam Trà My

259.328

231.543

27.785

16.846

15.041

1.805

11.548

10.311

1.237

3.947

3.524

423

6

Huyện Đông Giang

169.900

151.696

18.204

24.417

21.801

2.616

14.665

13.094

1.571

3.947

3.524

423

7

Huyện Hiệp Đức

67.206

60.005

7.201

6.739

6.017

722

1.832

1.636

196

3.947

3.524

423

8

Huyện Tiên Phước

1.553

1.387

166

0

 

0

0

 

0

0

0

0

9

Huyện Đại Lộc

5.729

5.115

614

4.175

3.728

447

0

 

0

0

0

0

 

STT

Các đơn vị, địa phương

Chi tiết đến dự án thành phần

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc ( thực hiện Tiểu dự án 1)

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (thực hiện Tiểu dự án 1)

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (thực hiện Tiểu dự án 2)

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

Tổng

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh đối ứng

 

TỔNG VỐN

790.810

705.679

85.131

247.924

221.064

26.859

51.586

45.814

5.773

33.583

29.985

3.598

30.721

27.110

3.611

I

CÁC SỞ, BAN, NGÀNH

17.250

15.000

2.250

12.711

11.053

1.658

10.537

9.163

1.374

0

0

0

13.717

11.928

1.789

1

Ban Dân tộc

17.250

15.000

2.250

0

0

0

10.537

9.163

1.374

0

 

0

13.717

11.928

1.789

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

0

0

0

12.711

11.053

1.658

0

 

0

0

 

0

0

0

0

II

CÁC HUYỆN

773.560

690.679

82.881

235.212

210.011

25.201

41.049

36.651

4.398

33.583

29.985

3.598

17.004

15.182

1.822

1

Huyện Phước Sơn

117.515

104.924

12.591

22.129

19.758

2.371

3.750

3.348

402

0

 

0

2.928

2.614

314

2

Huyện Nam Giang

155.290

138.652

16.638

39.991

35.706

4.285

3.750

3.348

402

0

 

0

3.229

2.883

346

3

Huyện Tây Giang

116.000

103.571

12.429

41.703

37.235

4.468

9.916

8.854

1.062

0

 

0

2.068

1.846

222

4

Huyện Bắc Trà My

114.726

102.434

12.292

46.423

41.449

4.974

6.710

5.991

719

0

 

0

2.631

2.349

282

5

Huyện Nam Trà My

124.010

110.723

13.287

59.807

53.399

6.408

6.956

6.211

745

33.583

29.985

3.598

2.631

2.349

282

6

Huyện Đông Giang

105.868

94.525

11.343

14.622

13.055

1.567

3.750

3.348

402

0

 

0

2.631

2.349

282

7

Huyện Hiệp Đức

37.056

33.086

3.970

10.538

9.409

1.129

6.217

5.551

666

0

 

0

876

782

94

8

Huyện Tiên Phước

1.548

1.382

166

0

0

0

0

 

0

0

 

0

6

5

1

9

Huyện Đại Lộc

1.548

1.382

166

0

0

0

0

 

0

0

 

0

6

5

1

Nguồn: vbpl.vn