Doanh nghiệp xã hội là gì? Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi công ty TNHH, công ty cổ phần thành doanh nghiệp xã hội như thế nào?
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực ngày 04/01/2021;
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/04/2021.
Doanh nghiệp xã hội cũng có cơ cấu tổ chức, quản lý theo các mô hình doanh nghiệp khác, nhưng doanh nghiệp xã hội được thành lập không phải vì mục đích lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội như nghèo đói, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp và phát triển giáo dục, văn hóa...Vì thế, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI LÀ GÌ?
Một doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp xã hội nếu đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Hiện nay doanh nghiệp xã hội được phân thành 3 nhóm: DNXH phi lợi nhuận, DNXH không vì lợi nhuận, DNXH có định hướng xã hội, có lợi nhuận.
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH, CỔ PHẦN THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
- Quyết định về việc thông qua nội dung bản cam kết của chủ sở hữu/chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên;
- Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thông qua nội dung bản cam kết của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện);
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ chuyển đổi công ty thành doanh nghiệp xã hội
Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội
➤ Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
➤ Thời hạn giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
➤ Kết quả:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY SANG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH, cổ phần sang doanh nghiệp xã hội mà bạn cần biết:
- Sau khi chuyển đổi sang doanh nghiệp xã hội, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của doanh nghiệp xã hội được chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của mình cho người khác nếu người nhận chuyển nhượng đó cam kết tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã ký;
- Cách đặt tên, thay đổi tên doanh nghiệp cũng vẫn phải đảm bảo theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020: Không được trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác và không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngoài ra, tên doanh nghiệp xã hội có thể thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội
Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp nội dung cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, kèm theo thông báo phải có cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi và bổ sung.
Trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH, cổ phần sang doanh nghiệp xã hội. Nếu bạn cần tư vấn nhiều thông tin hơn hoặc có nhu cầu muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp xã hội, hãy liên hệ ngay Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Doanh nghiệp xã hội cũng được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và có cơ cấu tổ chức, quản lý như các doanh nghiệp thương thường khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà mục tiêu chính là nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Doanh nghiệp xã hội được nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi như sau:
- Xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường; Quyết định của doanh nghiệp về việc thông qua nội dung bản cam kết; Bản sao biên bản họp về việc thông qua nội dung bản cam kết của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh), của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và các giấy tờ liên quan khác.
Tải miễn phí: Hồ sơ chuyển đổi công ty thành doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp nội dung cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.
Doanh nghiệp xã hội được chia thành 3 nhóm là: DNXH phi lợi nhuận, DNXH không vì lợi nhuận, DNXH có định hướng xã hội, có lợi nhuận.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT