Thủ tục & điều kiện đăng ký kinh doanh spa, chăm sóc sắc đẹp

Spa hay các dịch vụ làm đẹp nói chung là xu hướng kinh doanh hiện đại, mang lại nhiều lợi nhuận. Vậy thủ tục và các điều kiện để kinh doanh lĩnh vực này là gì? Qua bài viết này, bạn sẽ có được đầy đủ các thông tin cần thiết để có thể kinh doanh ngành nghề này.

5 điều kiện kinh doanh dịch vụ spa, massage, chăm sóc sắc đẹp

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ và xác định được cách sử dụng các thuật ngữ để không gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình xin giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, các thuật ngữ thường dùng bao gồm:

  • Spa: Là tiếng nước ngoài, được sử dụng khi nói về các hoạt động làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp nói chung. Theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các dịch vụ này sẽ được phân biệt chi tiết như: Dịch vụ tắm hơi, tắm nắng, cắt tóc, gội đầu, làm móng, trang điểm… Vậy nên, về mặt pháp lý, sử dụng từ “spa” để đăng ký ngành nghề là không chính xác;
  • Xoa bóp (Massage): Là phương pháp vật lý trị liệu và hỗ trợ sức khỏe.

Dịch vụ kinh doanh spa nói chung thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể kinh doanh ngành nghề này, bạn cần lưu ý và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện sau:

1. Loại hình thành lập

Đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký 1 trong 2 loại hình sau:

2. Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Phải ghi rõ có hay không có hoạt động xoa bóp (massage), khi đó:

Trường hợp bao gồm hoạt động xoa bóp (massage):

Trường hợp không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage): Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, bạn có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.

Mã ngành nghề đăng ký phải thể hiện chi tiết, đầy đủ tất cả những hoạt động, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn:

  • Mã ngành 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ tắm hơi, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phương pháp phẫu thuật;
  • Mã ngành 9631: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ cắt tóc, làm đầu, tạo kiểu tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm, cạo râu… phục vụ cho cả nam và nữ.

3. Điều kiện về nhân viên, chuyên viên

Đối với các cơ sở spa đăng ký kinh doanh bao gồm dịch vụ xoa bóp (massage) phải đảm bảo các điều kiện về mặt nhân sự (Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).
Trang phục của các nhân viên massage phải gọn gàng, lịch sự, có thẻ nhân viên thể hiện rõ tên cơ sở, tên nhân viên và hình thẻ nhân viên.
Các chuyên viên massage, chuyên viên thực hiện các động tác vật lý trị liệu phải là kỹ thuật viên, bác sĩ, y sĩ thuộc các chuyên ngành vật lý trị liệu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng hoặc phải được đào tạo và có chứng chỉ liên quan đến các chuyên ngành trên.
Phải khám sức khỏe định kỳ từ từ 3-6 tháng một lần và có giấy xác nhận sức khỏe của các cơ sở y tế cấp huyện, quận.

Lưu ý: 
Nhân viên, chuyên viên thuộc các đối tượng sau không được hành nghề: Người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang phải điều trị.

4. Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị: (Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP)

Các phòng massage phải có diện tích từ 4m2, trần nhà cao trên 2,5m.
Ánh sáng phòng massage vừa đủ, không được sử dụng loại đèn có công tắc tăng, giảm ánh sáng và công tắc đèn phải nằm bên ngoài phòng massage.
Không thiết kế khóa, chốt từ bên trong phòng nhằm đối phó lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra cơ sở.
Chỉ thiết kế chuông cấp cứu một chiều từ phòng massage đến phòng bác sĩ, kỹ thuật viên nhằm hỗ trợ khách hàng trong các trường hợp cần sự hỗ trợ từ bác sĩ, kỹ thuật viên. Không được thiết kế chuông hoặc các phương tiện thông báo tương tự nhằm thông báo, đối phó lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra cơ sở.
Tại mỗi phòng massage, tắm hơi phải có quy trình thực hiện, các quy định chung và được dán, bố trí tại nơi dễ quan sát.
Phòng vệ sinh, phòng tắm, giường massage, ghế, khăn tắm, gối... phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh.
Có tủ thuốc, các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ y tế thông thường như ống nghe, nhiệt kế, bơm kim tiêm… để sử dụng trong các tình huống cần thiết.
Ngoài các điều kiện trên thì địa điểm kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện như địa chỉ trụ sở chính công ty, bạn có thể xem thêm Thủ tục thành lập công ty.

5. Điều kiện về chủ cơ sở kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh: Phải có chứng chỉ hành nghề spa.
Đối với doanh nghiệp: Khi đăng ký kinh doanh sẽ không yêu cầu chứng chỉ, nhưng khi làm thủ tục xin giấy phép con, chủ doanh nghiệp sẽ phải xuất trình giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với các lĩnh vực như: Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền… Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc thì người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ thuộc các chuyên ngành kể trên (theo Điểm q, Khoản 3, Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP). 

Thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp

Để xin giấy phép kinh doanh ngành nghề chăm sóc sắc đẹp, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xin giấy phép đăng ký hoạt động

Đối với thành lập hộ kinh doanh cá thể:

  • Giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể;
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ HKD cá thể;
  • Biên bản họp nhóm về việc thành lập HKD cá thể (Nếu HKD do nhóm cá nhân cùng nhau thành lập).

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.


Đối với thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp đăng ký);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ doanh nghiệp, người đại diện và người ủy quyền đăng ký giấy phép;
  • Điều lệ công ty.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Xin giấy phép hoạt động kinh doanh spa (Đây là bước xin giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện), các hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác;
  • 02 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh;
  • 02 bản sao công chứng hợp đồng thuê mặt bằng, địa điểm;
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh (bằng cấp, chứng chỉ, cơ sở vật chất, PCCC…);

Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể dịch vụ thành lập công ty của Anpha để tối ưu chi phí và thời gian. Đồng thời, khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Anpha, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí các điều kiện và lưu ý quan trọng khi kinh doanh spa để tránh bị xử phạt trong quá trình hoạt động.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ spa, làm đẹp. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ Anpha để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh dịch vụ spa

1. Để kinh doanh spa có cần bằng cấp không?

Nếu hộ kinh doanh/doanh nghiệp có đăng ký hoạt động massage thì cần phải có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự; điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên/chuyên viên massage. Nếu hoạt động kinh doanh spa có chỉ định dùng thuốc thì người phụ trách chuyên môn phải là bác sĩ thuộc các chuyên ngành như: Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền...


2. Các điều kiện để mở spa là gì?

Bạn cần thỏa các điều kiện về ngành nghề, cơ sở vật chất, chuyên viên, kỹ thuật viên… Bài viết này sẽ nêu ra chi tiết 5 điều kiện cho bạn.


3. Mở spa nhỏ lẻ tại nhà có cần xin giấy phép kinh doanh không?

Với mô hình spa tại nhà, không đăng ký hoạt động massage thì không cần thiết xin giấy phép hoạt động spa (giấy phép con). Bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể sau đó tiến hành hoạt động kinh doanh spa.


4. Kinh doanh spa có cần phải mở công ty không?

Tùy vào mục đích kinh doanh mà bạn chọn lựa hình thức đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Sau đó làm thủ tục xin giấy phép hoạt động kinh doanh spa (bỏ qua bước này nếu bạn không cung cấp dịch vụ massage).


5. Điều kiện hoạt động dịch vụ massage có gì khác so với hoạt động dịch vụ spa?

Để hoạt động thêm dịch vụ massage, bạn phải cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên, kỹ thuật viên massage và đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị.


6. Để kinh doanh spa cần đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất gì?

Các điều kiện cơ sở vật chất bao gồm: Diện tích phòng phải từ 4m2, trần nhà cao trên 2,5m; Ánh sáng phòng vừa đủ, công tắc đèn phải nằm bên ngoài và không sử dụng loại đèn có công tắc điều chỉnh tăng/giảm; Không thiết kế khóa/chốt cửa và chuông thông báo từ bên trong phòng; Chỉ thiết kế chuông cấp cứu một chiều từ phòng massage đến phòng bác sĩ; Phải có quy trình thực hiện và quy định chung; Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh; Phải có tủ thuốc, thuốc cấp cứu và dụng cụ y tế cơ bản để sử dụng trong các tình huống cần thiết.


7. Mã ngành của hoạt động kinh doanh spa là gì?

Mã ngành 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ tắm hơi, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phương pháp phẫu thuật;
Mã ngành 9631: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết nhóm này bao gồm các dịch vụ cắt tóc, làm đầu, tạo kiểu tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm, cạo râu… phục vụ cho cả nam và nữ.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH