Theo Luật Căn cước 2023 căn cước công dân điện tử là gì?

Căn cước công dân điện tử (CCCD điện tử) là gì? Căn cước điện tử có phải mã định danh điện tử không? Thông tin được tích hợp CCCD điện tử gồm những gì?

Căn cước công dân điện tử là gì?

Theo Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) thì căn cước công dân điện tử hay còn được gọi là căn cước điện tử, là căn cước của công dân Việt Nam. 

Căn cước điện tử được xác định thông qua tài khoản định danh điện tử VNeID, được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Nói cách khác, căn cước công dân điện tử chính là tài khoản định danh điện tử. 

>> Tìm hiểu thêm: Tài khoản định danh điện tử là gì?

Những thông tin được tích hợp căn cước công dân là gì?

Tại Điều 31 Luật Căn cước 2023 cũng quy định, kể từ ngày 01/07/2024, mỗi công dân Việt Nam sẽ được cấp 1 căn cước điện tử chứa các thông tin danh tính điện tử. Các thông tin bao gồm:

➧ Các thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

  • Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán;
  • Nơi thường trú;
  • Dân tộc, tôn giáo;
  • Quốc tịch;
  • Nhóm máu;
  • Số CMND 9 số;
  • Ngày tháng năm, nơi cấp và thời hạn sử dụng của căn cước, CCCD, CMND 12 số (nếu có);
  • Họ tên, số định danh cá nhân, CMND 9 số và quốc tịch của cha, mẹ, con cái, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

➧ Các thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu căn cước:

  • Thông tin nhân dạng;
  • Nghề nghiệp (ngoại trừ các đối tượng thuộc lực lượng cơ yếu, CAND, QĐND).

➧ Các thông tin khác như:

  • Giấy phép lái xe;
  • Giấy khai sinh;
  • Thông tin BHYT, BHXH;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Các giấy tờ khác được cấp bởi Thủ tướng Chính phủ (ngoại trừ các thông tin được cấp bởi Bộ Quốc phòng).

--------

(*) Đây là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức thuộc hệ thống định danh. Đồng thời, việc xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân đó hoặc tổ chức đó trong môi trường điện tử.

Quy định về giá trị sử dụng của căn cước công dân điện tử

Theo quy định tại Điều 33 Luật Căn cước 2023, căn cước công dân điện tử có giá trị sử dụng để chứng minh căn cước và chứng minh các thông tin đã được tích hợp trong căn cước điện tử nhằm thực hiện các thủ tục như:

  • Thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử;
  • Tiến hành giao dịch và các hoạt động khác tùy theo nhu cầu của người được cấp tài khoản định danh điện tử.

Trường hợp phát hiện ra có sự khác nhau giữa thông tin được in trên thẻ CCCD hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ (thông tin đã được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử khi giải quyết các thủ tục kể trên.

Lưu ý: 

Nếu trước đây, khi tiến hành các giao dịch, thủ tục kể trên thì công dân Việt Nam có thể sử dụng CCCD gắn chip để thay thế CMND. Còn kể từ ngày 01/07/2024, ngoài CCCD gắn chip công dân có thể sử dụng thêm căn cước điện tử

Căn cước công dân điện tử sẽ bị khóa và được mở khi nào?

➧ Căn cước công dân điện tử sẽ bị khóa đối với các trường hợp sau:

  1. Thẻ căn cước của người được cấp bị giữ hoặc thu hồi;
  2. Người được cấp căn cước điện tử qua đời;
  3. Người được cấp căn cước điện tử có các hành vi vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
  4. Có yêu cầu khóa căn cước điện tử bởi người được cấp, của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

➧ Tương ứng với các trường hợp bị khóa thẻ thì căn cước công dân điện tử được mở khóa khi:

  1. Người được cấp căn cước điện tử được trả lại căn cước;
  2. Người được cấp căn cước điện tử yêu cầu mở khóa;
  3. Người được cấp căn cước điện tử đã khắc phục được các vi phạm thỏa thuận khi sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
  4. Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền yêu cầu mở khóa.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách cài đặt VNeID - Ứng dụng định danh điện tử.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến CCCD điện tử

1. Căn cước công dân điện tử (CCCD điện tử) là gì?

Theo Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) thì căn cước công dân điện tử hay còn được gọi là căn cước điện tử, là căn cước của công dân Việt Nam. 

2. CCCD điện tử tích hợp những gì?

CCCD điện tử chứa các thông tin danh tính điện tử, bao gồm:

  • Các thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
  • Các thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu căn cước;
  • Các thông tin khác như: giấy phép lái xe, giấy khai sinh, thông tin BHYT - BHXH…

>> Xem chi tiết: Căn cước điện tử chứa thông tin gì?

3. Căn cước công dân điện tử được dùng để làm gì?

Nếu trước đây, khi tiến hành các giao dịch, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì công dân Việt Nam có thể sử dụng CCCD gắn chip để thay thế CMND. Còn kể từ ngày 01/07/2024, ngoài CCCD gắn chip công dân có thể sử dụng thêm căn cước điện tử. 

>> Tìm hiểu chi tiết: Giá trị sử dụng của căn cước công dân điện tử.

4. Khi nào căn cước công dân điện tử sẽ bị khóa khi nào?

Căn cước điện tử sẽ bị khóa đối với các trường hợp sau:

  • Thẻ căn cước của người được cấp bị giữ hoặc thu hồi;
  • Người được cấp căn cước điện tử qua đời;
  • Người được cấp căn cước điện tử có các hành vi vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
  • Có yêu cầu khóa căn cước điện tử bởi người được cấp, của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Xem thêm: CCCD điện tử bị khóa có mở lại được không?

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH