Hoạt động tư vấn luật là ngành nghề có điều kiện. Do đó, để có thể thành lập công ty luật, bạn cần tuân thủ điều kiện và các quy trình về thủ tục, hồ sơ đăng ký để tránh những sai phạm không nên có. Nếu bạn có dự định thành lập công ty luật, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Ngành nghề tư vấn, hoạt động pháp luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để có thể xin giấy phép hoạt động kinh doanh ngành này, bạn cần đảm bảo các điều kiện sau:
1. Điều kiện về người thành lập (tiểu sử, bằng cấp)
Công ty luật là công ty đặc thù do đó, người thành lập, chủ doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư.
Theo Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư 2012: Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
2. Điều kiện về vốn
Khác với các ngành nghề khác, ngành nghề về pháp luật tuy đặc thù nhưng lại không có quy định về vốn. Công ty luật được tự do đăng ký vốn tùy vào khả năng, quy mô và định hướng doanh nghiệp.
Bạn có thể xem thêm thông tin về vốn điều lệ.
3. Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Đối với mã ngành nghề hoạt động, tư vấn pháp luật, bạn chỉ có thể chọn đăng ký thành lập 1 trong 3 loại hình sau:
Để hiểu rõ hơn ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp nhằm chọn lựa loại hình phù hợp, bạn có thể xem thêm bài viết về các loại hình doanh nghiệp.
4. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên công ty luật phải được viết bằng tiếng Việt, đúng thuần phong mỹ tục, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty, tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký trước.
Không được sử dụng tên hoặc một phần tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp... trực thuộc bộ máy nhà nước, ngoại trừ được sự chấp thuận của các cơ quan, tổ chức đó.
Đối với tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên tên riêng tiếng Việt hoặc dịch gần đúng nhất do với tên viết bằng tiếng Việt.
Đối với tên công ty viết tắt, phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
Tùy vào loại hình thành lập mà đối tượng được phép đặt tên công ty là khác nhau, cụ thể:
Quy tắc đặt tên theo Luật Doanh nghiệp 2014 không quá phức tạp nhưng cũng chẳng đơn giản. Vậy nên, nếu bạn chưa hiểu rõ, có thể tham khảo Cách đặt tên hay và đúng.
5. Điều kiện về địa điểm trụ sở
Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc cố định. Đồng thời, địa chỉ trụ sở phải là địa điểm cụ thể, xác thực trên lãnh thổ Việt Nam, thỏa các điều kiện tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014.
Để tránh những sai sót trong việc chọn địa điểm trụ sở, bạn có thể xem thêm bài viết Lưu ý khi chọn địa chỉ trụ sở chính của công ty, đây là những đúc kết ngắn gọn, đầy đủ nhất mà Anpha đã tổng hợp lại.
Để làm thủ tục đăng ký xin giấy phép đăng ký kinh doanh công ty luật, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (Tùy vào loại hình là công ty luật hợp danh hay công ty luật TNHH mà bạn chọn biểu mẫu phù hợp). Theo đó, giấy đề nghị cần đầy đủ các nội dung sau:
2. Dự thảo điều lệ công ty luật.
3. Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật.
Quy trình xin thành lập công ty luật bao gồm 2 bước:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên;
Bước 2: Xin giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
Thời gian trả hồ sơ: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.
Mã ngành kinh doanh hoạt động tư vấn pháp luật được ghi chi tiết: Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng; Dịch vụ pháp lý khác.
1. Mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức, công ty hoạt động, tư vấn luật.
2. Trong trường hợp, công ty luật được thành lập bởi nhiều luật sư từ các Đoàn luật sư khác nhau thì có thể quyết định đăng ký hoạt động tại nơi có Đoàn luật sư mà một trong số các luật sư đó là thành viên.
3. Đối với ngành nghề tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp là nơi tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho công ty luật. Sau đó, công ty luật tiếp tục làm thủ tục xin cấp MST và khắc con dấu (không phải Sở KH&ĐT).
4. Do ngành nghề tư vấn pháp luật là lĩnh vực đặc thù, nên cơ quan công an sẽ là nơi chịu trách nhiệm khắc dấu cho công ty luật.
5. Sau khi nhận giấy đăng ký hoạt động, trong vòng 7 ngày làm việc, trường phòng luật sư hoặc giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản và kèm theo bản sao giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà họ là thành viên.
Hiện nay, cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư không cần phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục, chỉ cần có chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư là được.
Ngành nghề tư vấn pháp luật tuy là ngành nghề đặc thù, có điều kiện nhưng lại không có quy định về vốn. Tùy vào khả năng, quy mô và định hướng của doanh nghiệp mà chủ công ty luật sẽ quyết định số vốn điều lệ.
Thực tế, khi đăng ký thủ tục thành lập công ty luật, bạn chỉ cần ghi chi tiết: Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng; Dịch vụ pháp lý khác.
Mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức, công ty hoạt động, tư vấn luật.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ngành nghề tư vấn pháp luật, người đứng đầu công ty luật hoặc trưởng phòng luật sư phải gửi văn bản thông báo cho Đoàn luật sư mà họ là thành viên (kèm bản sao giấy đăng ký hoạt động), trong vòng 7 ngày.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.