Vi phạm - mức xử phạt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động

Có khá nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động, liên quan đến các nội dung trên giấy ĐKKD (vốn, ngành nghề…) hay các quy tắc thành lập doanh nghiệp khác. Với kinh nghiệm hơn 13 năm, Anpha sẽ thống kê chi tiết các lỗi và mức phạt để doanh nghiệp tránh được những sai phạm không nên có.

Vi phạm và mức phạt về kê khai, công bố hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Lỗi vi phạm Mức phạt 
Kê khai thiếu, sai, không trung thực nội dung đăng ký 10.000.000 - 15.000.000 đồng
Công bố chậm hoặc không công bố nội dung đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 1.000.000 - 2.000.000 đồng

Vi phạm và mức phạt về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, nhằm phù hợp với sự phát triển cũng như những định hướng kinh doanh mới, một số doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi nội dung thể hiện trên giấy phép kinh doanh như: Vốn điều lệ, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề, người đại diện, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, giám đốc, tổng giám đốc…

Tất cả nội dung thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh... đều phải được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi theo Điều 29, 30, 31, 32 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Tùy vào thời gian chậm làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh, mà doanh nghiệp sẽ có những mức phạt khác nhau.

Vi phạm và mức phạt về quy tắc thành lập doanh nghiệp

Khi vừa thành lập, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có kinh nghiệm, cũng như chưa nắm rõ các quy định về luật, nên đã vi phạm các quy tắc về việc thành lập. Các lỗi sai và mức xử phạt vi phạm hành chính như bảng sau:

Lỗi vi phạm Mức phạt
Không tuyển đủ thành viên nhân lực, thành viên quản lý theo quy định nhà nước 2.000.000 - 5.000.000 đồng
Không chuyển đổi loại hình trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có thay đổi số lượng cổ đông/thành viên góp vốn 2.000.000 - 5.000.000 đồng
Chủ doanh nghiệp, cổ đông, thành viên góp vốn… không góp đủ vốn điều lệ như đăng ký nhưng không làm thủ tục tăng/giảm vốn điều lệ trên GPKD 10.000.000 - 20.000.000 đồng
Thẩm định giá góp vốn bằng tài sản không đúng với giá trị thực tế 20.000.000 - 30.000.000 đồng
Không thực hiện thủ tục gia hạn và tiếp tục kinh doanh khi thời hạn hoạt động đã hết 5.000.000 - 10.000.000 đồng
Hoạt động kinh doanh nhưng không làm thủ tục xin cấp GPKD hoặc vẫn tiếp tục kinh doanh khi GPKD bị thu hồi 20.000.000 - 30.000.000 đồng
Kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không có giấy phép con/chứng chỉ hành nghề hoặc vẫn hoạt động kinh doanh khi có yêu cầu tạm dừng 5.000.000 - 10.000.000 đồng
Chậm/không thay đổi tên doanh nghiệp trong các trường hợp nhầm lẫn, trùng với tên cá nhân, tổ chức đã đăng ký quyền bảo hộ 5.000.000 - 10.000.000 đồng
Người thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp, không được quyền tham gia góp vốn, mua bán cổ phần... 5.000.000 - 10.000.000 đồng

Những câu hỏi thường gặp về vi phạm trong quá trình hoạt động doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện kê khai và công bố nội dung đăng ký. Các lỗi thường gặp trong vấn đề này được quy định như sau: Kê khai thiếu/sai nội dung đăng ký phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; Công bố chậm/không công bố tại Cổng thông tin quốc gia phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Các thay đổi so với nội dung đăng ký kinh doanh ban đầu đều phải làm thủ tục thay đổi. Tùy vào thời gian chậm làm thủ tục thay đổi mà mức phạt sẽ khác nhau. 
Hiện nay quy định mức phạt khi chậm thay đổi giấy phép kinh doanh như sau: Chậm từ 01-30 ngày phạt 1 triệu đến 5 triệu đồng; Chậm từ 31-90 ngày phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng; Chậm từ 91 ngày trở lên phạt 10 triệu đến 15 triệu đồng.

Theo quy định, trong vòng 90 ngày kể từ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên phải góp đủ số vốn cam kết. Mức xử phạt chậm góp vốn điều lệ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. 
Trong trường hợp không thể góp đủ số vốn cam kết, bạn có thể làm thủ tục tăng/giảm vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh để tránh bị xử phạt. Bạn có thể tham khảo dịch vụ tăng/giảm vốn điều lệ của Anpha với phí dịch vụ trọn gói 500.000đ tại đây.

Đối với các trường hợp thay đổi về vốn điều lệ, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề, người đại diện, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, giám đốc, tổng giám đốc… doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhưng không làm thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc vẫn tiếp tục kinh doanh sau khi bị thu hồi giấy phép bị phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề, nếu thiếu doanh nghiệp bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH