Tài khoản 811 là tài khoản gì? Hạch toán chi phí khác (TK 811)

Tài khoản 811 là tài khoản gì? Tìm hiểu cách hạch toán chi phí khác (hạch toán TK 811), nguyên tắc kế toán tài khoản chi phí khác và kết cấu của tài khoản 811.

I. Tài khoản 811 là gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản 811 – Chi phí khác

Tài khoản chi phí khác (tài khoản 811) là tài khoản dùng để ghi nhận các khoản chi phí ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của đơn vị, gồm các khoản sau:

  • Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, bao gồm chi phí phát sinh về đấu thầu hoạt động thanh lý;
  • Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
  • Giá trị còn lại của tài sản cố định bị phá dỡ hoặc nhượng bán, thanh lý ;
  • Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, hàng hóa đầu tư vào công ty liên kết hoặc đưa đi góp vốn liên doanh và đầu tư khác;
  • Tiền phạt từ các khoản phạt hành chính, phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
  • Các khoản chi phí khác;
  • Các khoản chi phí có hóa đơn chứng từ đầy đủ nhưng không được tính là chi phí hợp lý tính thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế, phải làm điều chỉnh giảm trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 – Chi phí khác

Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý…

Bên có: Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác trong kỳ sang tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh.

Lưu ý: 

Tài khoản chi phí khác – 811: không có số dư cuối kỳ.

III. Hạch toán chi phí khác (hạch toán TK 811) cho các phát sinh thường gặp

1. Hạch toán giá trị còn lại của tài sản cố định nhượng bán, thanh lý

  • Số tiền nhận được từ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK: 111 / 112 / 131 – Tổng cộng số tiền thanh toán;

Có TK: 711 – Số tiền nhận được từ thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT);

Có TK: 3331 – Số thuế GTGT phải nộp từ thanh lý, nhượng bán (nếu có).

  • Chi phí phát sinh từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

Nợ TK: 811 – Chi phí phát sinh từ thanh lý, nhượng bán (chưa có VAT);

Nợ TK: 1331 – Thuế GTGT phát sinh từ thanh lý, nhượng bán;

Có TK: 111 / 112 / 141 / 331 – Tổng cộng số tiền phải trả.

  • Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ từ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK: 214 – Giá trị tài sản cố định hao mòn thanh lý, nhượng bán;

Nợ TK: 811 – Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán;

Có TK: 211 / 213 – Nguyên giá tài sản cố định thanh lý, nhượng bán.

2. Hạch toán khi phá dỡ tài sản cố định

Nợ TK: 214 – Giá trị hao mòn;

Nợ TK: 811 – Giá trị còn lại;

Có TK: 211 / 213.

3. Hạch toán khoản lỗ phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản đưa vào chi phí khác, khi giá trị còn lại đem đi góp vốn, đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc đầu tư khác lớn hơn do các bên đánh giá lại

Nợ TK: 221 / 222 / 228;

Nợ TK: 811 – khoản lỗ phần chênh lệch đánh giá giảm;

Có TK: 211/213/217;

Có TK: 152 / 153 / 155 / 156.

4. Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, thì các tài sản đánh giá giảm ghi nhận vào chi phí khác 

Nợ TK: 811;

Có TK: 152 / 156 / 211…

5. Hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng kinh tế

Nợ TK: 811;

Có TK: 111 / 112 / 333 / 338.

6. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác trong kỳ sang tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK: 911;

Có TK: 811.

IV. Các câu hỏi thường gặp khi hạch toán tài khoản 811 - Chi phí khác

1. Tiền lãi phát sinh từ chậm nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN được hạch toán vào tài khoản chi phí nào & có được tính là chi phí hợp lý của của doanh nghiệp không?

Khi phát sinh số tiền lãi chậm nộp từ BHXH, BHYT, BHTN thì được hạch toán vào tài khoản chi phí TK 811. Khoản chi phí này thì không được tính chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp theo luật thuế. Khoản này phải điều chỉnh giảm khi làm quyết toán thuế TNDN năm.


2. Tiền phạt chậm nộp từ các khoản thuế truy thu sau đợt quyết toán của doanh nghiệp thì hạch toán như thế nào?

Khi nhận được quyết định xử phạt từ cơ quan thuế về các khoản chậm nộp thuế bị truy thu, hạch toán như sau: 

Nợ TK: 811 – Tiền chậm nộp thuế theo quyết định;

Có TK: 3339 – Tiền chậm nộp thuế theo quyết định.

Khoản chi phí này thì không được tính chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp theo luật thuế & phải điều chỉnh giảm khi làm quyết toán thuế TNDN năm.


3. Doanh nghiệp có phát sinh tiến hành thanh lý tài sản cố định cũ, những khoản chi phí này ghi nhận vào chi phí gì?

Những khoản chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý tài sản, ghi nhận vào chi phí khác TK 811. Khoản chi phí này là chi phí hợp lý được trừ theo luật thuế.

Ngọc Dung - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH