Khái niệm hộ tịch. Nội dung đăng ký hộ tịch là gì? Mức thu lệ phí hộ tịch. Chi tiết về nguyên tắc đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý hộ tịch được quy định thế nào?
Hộ tịch là gì?
Theo Điều 3 Luật Hộ tịch 2014, những sự kiện dưới đây được xem là sự kiện hộ tịch và được ghi nhận vào sổ hộ tịch:
- Đăng ký khai sinh;
- Đăng ký kết hôn;
- Đăng ký giám hộ;
- Thủ tục nhận cha, mẹ, con;
- Thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch...;
- Thủ tục đăng ký khai tử.
Từ đó bạn có thể hiểu, hộ tịch là từ dùng để chỉ các sự kiện hộ tịch, để xác nhận tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi mất.
1. Đăng ký hộ tịch là gì?
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch những sự kiện nêu trên, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý thông tin về dân cư và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân.
2. Nội dung đăng ký hộ tịch
Các nội dung đăng ký hộ tịch sẽ bao gồm:
- Xác nhận các sự kiện vào sổ hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha - mẹ - con, thay đổi - cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin, xác định lại dân tộc và khai tử;
- Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi của cá nhân theo bản án/quyết định của cơ quan nhà nước, bao gồm: thay đổi quốc tịch, xác định cha - mẹ - con, xác định lại giới tính, ly hôn, kết hôn, hủy việc kết hôn sai quy định, nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, công nhận giám hộ, tuyên bố/hủy tuyên bố mất tích/đã chết hoặc mất hạn chế năng lực hành vi dân sự của một người;
- Ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện tương tự nêu trên đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Xác nhận/ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện khác theo quy định.
Cơ quan đăng ký hộ tịch
Dựa theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, có 3 cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch bao gồm:
1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã
- Đăng ký, bổ sung sự kiện hộ tịch (*) cho công dân cư trú trong nước;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch đối với người chưa đủ 14 tuổi;
- Đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha - mẹ - con của công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân nước láng giềng. Khai tử cho người nước ngoài cư trú lâu năm tại khu vực biên giới;
- Thực hiện các việc hộ tịch khác;
(*) Ngoại trừ các việc sau: bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, thay đổi và cải chính hộ tịch.
2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp huyện
- Xác định lại dân tộc;
- Đăng ký các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
- Thay đổi, cải chính hộ tịch đối với người đủ từ 14 tuổi trở lên đang cư trú trong nước;
- Ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch cho công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan ở nước ngoài, chẳng hạn: khai sinh, kết hôn, hủy kết hôn, nhận cha - mẹ - con…
3. Cơ quan đại diện chính thức của Việt Nam tại nước ngoài
Cơ quan đại diện đăng ký các sự kiện hộ tịch cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, chẳng hạn: đăng ký lại khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ sổ hộ tịch…
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại nước ngoài cũng được quy định thêm như sau:
- Đối với những quốc gia mà Việt Nam có nhiều hơn 2 cơ quan đại diện thì thẩm quyền thuộc về cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự, nơi người yêu cầu đăng ký hộ tịch cư trú;
- Đối với những quốc gia mà Việt Nam chưa có cơ quan đại diện thì thẩm quyền thuộc về 1 trong 2 cơ quan sau:
- Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm;
- Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
7 nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Căn cứ theo Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 có 7 nguyên tắc đăng ký hộ tịch cụ thể như sau:
- Tôn trọng và đảm bảo các quyền nhân thân của công dân;
- Phải đăng ký đúng, đủ, kịp thời, trung thực và khách quan tất cả sự kiện hộ tịch. Nếu không đủ các điều kiện đăng ký hộ tịch thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản từ chối có ghi rõ lý do;
- Các sự kiện hộ tịch không quy định thời gian sẽ được giải quyết trong ngày, nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ mà không giải quyết được thì trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo;
- Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền (*);
- Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký phải được cập nhật kịp thời & đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
- Các nội dung đăng ký hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Thủ tục đăng ký hộ tịch phải công khai và minh bạch.
Chú thích:
(*) Trong trường hợp thông thường, bạn có thể đăng ký hộ tịch ở cơ quan đăng ký hộ tịch, tại:
- Nơi tạm trú;
- Nơi thường trú;
- Nơi bạn đang sinh sống.
Nếu bạn không đăng ký hộ tịch tại nơi thường trú thì các cơ quan sau đây sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi bạn thường trú về việc đăng ký hộ tịch của bạn:
- UBND cấp huyện;
- UBND cấp xã;
- Cơ quan đại diện.
Quy định và mức thu lệ phí hộ tịch
1. Mức thu lệ phí hộ tịch
Theo quy định, mức lệ phí hộ tịch sẽ có sự khác biệt tùy theo từng khu vực, tỉnh thành cũng như tùy từng sự kiện hộ tịch mà bạn đăng ký.
Bảng dưới đây là ví dụ điển hình về lệ phí hộ tịch của từng khu vực.
Mức lệ phí hộ tịch
|
Nơi đăng ký
|
TP. HCM
|
Hà Nội
|
Đà Nẵng
|
UBND xã
|
5.000 - 20.000đ
|
3.000 - 10.000đ
|
5.000 - 30.000đ
|
UBND huyện
|
25.000 - 1.000.000đ
|
25.000 - 1.000.000đ
|
25.000 - 1.500.000đ
|
Ghi chú:
1) Mức lệ phí hộ tịch tại TP. HCM dựa theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND.
2) Mức thu lệ phí hộ tịch tại Hà Nội dựa theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND.
3) Mức thu lệ phí hộ tịch tại Đà Nẵng dựa theo Nghị quyết 341/2020/NQ-HĐND.
Tham khảo chi tiết:
>> Mức lệ phí hộ tịch tại TP. HCM;
>> Mức lệ phí hộ tịch tại Hà Nội;
>> Mức lệ phí hộ tịch tại Đà Nẵng.
2. Quy định khác về thu lệ phí hộ tịch
Dựa vào Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, lệ phí hộ tịch sẽ có 2 trường hợp cụ thể:
- Áp dụng chính sách miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho các trường hợp;
- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, thuộc hộ nghèo hoặc người bị khuyết tật;
- Đăng ký khai sinh và khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước.
- Ngoài các trường hợp nêu trên, cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí theo quy định.
Những hành vi bị nghiêm cấm khi đăng ký hộ tịch
Các hành vi bị nghiêm cấm khi đi đăng ký hộ tịch bao gồm:
- Cung cấp sai thông tin/tài liệu, làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác;
- Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
- Can thiệp trái phép hoạt động đăng ký hộ tịch;
- Khai báo không đúng sự thật trong đăng ký hộ tịch;
- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung/thông tin hộ tịch;
- Hối lộ, mua chuộc… để đăng ký hộ tịch;
- Lợi dụng hoặc trốn tránh đăng ký hộ tịch nhằm vụ lợi, hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước;
- Người có thẩm quyền đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký cho bản thân hoặc người thân thích;
- Truy cập trái phép, chiếm đoạt, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Lưu ý:
- Các giấy tờ hộ tịch được cấp cho các trường hợp nêu trên đều không có giá trị, bị thu hồi và hủy bỏ;
- Tùy mức độ vi phạm, người thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Các câu hỏi thường gặp về hộ tịch, đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là gì?
Hộ tịch được hiểu là tập hợp rất nhiều sự kiện hộ tịch của một cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi, chẳng hạn: làm khai sinh, đăng ký kết hôn, nhận cha mẹ con…
>> Xem chi tiết: Khái niệm hộ tịch.
2. Đăng ký hộ tịch là gì?
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch những sự kiện hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý thông tin về dân cư và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký hộ tịch?
Hiện nay có 3 cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, bao gồm:
- UBND cấp xã;
- UBND cấp huyện;
- Cơ quan đại diện chính thức của Việt Nam tại nước ngoài.
4. Những trường hợp nào được miễn lệ phí hộ tịch?
Có 2 trường hợp được miễn lệ phí hộ tịch, bao gồm:
- Người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo và người bị khuyết tật;
- Đăng ký khai sinh hoặc khai tử đúng hạn, đăng ký giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước.
>>Xem chi tiết: Quy định mức lệ phí hộ tịch.
5. Quy định về nội dung đăng ký hộ tịch gồm những gì?
Nội dung đăng ký hộ tịch gồm:
- Xác nhận các sự kiện vào sổ hộ tịch;
- Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước;
- Ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch tại cơ quan thẩm quyền của nước ngoài;
- Các trường hợp hoặc sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
>> Xem chi tiết: Nội dung đăng ký hộ tịch.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.