Thị thực (Visa) rời là gì? 4 trường hợp được cấp thị thực rời

Xem ngay: Thị thực (Visa) rời là gì? 4 trường hợp được cấp thị thực rời khi nhập cảnh Việt Nam hiện nay là những trường hợp nào? Thông tin trên thị thực rời?

Thị thực (visa) thường được dán hay đóng dấu trực tiếp lên hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh. Vậy thị thực rời là gì? Được cấp trong trường hợp nào? Cùng Anpha tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thị thực rời, visa rời là gì?

Thị thực rời (visa được cấp rời) là loại thị thực được cấp thành tờ rời đính kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay thế hộ chiếu. 

Dù khác nhau về hình thức cấp và tên gọi, nhưng thị thực rời vẫn bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Số thị thực;
  • Ký hiệu thị thực (ví dụ: TT, DN1, DN2, LĐ1, LĐ2… để chỉ loại thị thực được cấp);
  • Thời hạn của thị thực (có giá trị sử dụng từ ngày nào đến ngày nào);
  • Số lần được nhập cảnh (một lần/nhiều lần);
  • Thông tin của người được cấp thị thực gồm: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số hộ chiếu;
  • Ảnh chân dung của người được cấp thị thực;
  • Thời hạn tạm trú, ngày được cấp và cơ quan cấp;
  • Ghi chú (nếu có).

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài.

4 trường hợp được cấp thị thực rời, visa rời

Theo quy định về xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, có 4 trường hợp người nước ngoài được cấp thị thực (visa) rời khi nhập cảnh Việt Nam, cụ thể:

➨ Trường hợp 1: Hộ chiếu đã hết trang để dán thị thực

Hộ chiếu có thời hạn khá dài với rất nhiều trang trống dùng để dán visa các nước khi công dân làm thủ tục xuất nhập cảnh. Nếu công dân thường xuyên xuất cảnh thì số trang của hộ chiếu có thể sẽ được sử dụng hết trước khi hộ chiếu hết hạn. Trong trường hợp này, cơ quan xuất nhập cảnh sẽ cấp thị thực rời cho công dân mà không đóng dấu hay dán visa lên hộ chiếu.

>> Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa visa và hộ chiếu.

➨ Trường hợp 2: Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã đặt mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, công dân nước này sẽ được dán thị thực trực tiếp hoặc có thể xin thị thực điện tử để nhập cảnh Việt Nam.

Tuy nhiên, với những quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam chưa đặt mối quan hệ ngoại giao, công dân các nước ngoài khi xuất - nhập cảnh Việt Nam sẽ được cấp thị thực rời hay visa rời mà không dán hay đóng dấu lên hộ chiếu.

➨ Trường hợp 3: Không có hộ chiếu, chỉ có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho người không có quốc tịch, đang lưu trú tại quốc gia đó và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Tức là, những người không có quốc tịch chỉ có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế mà không được cấp hộ chiếu. 

Và như Anpha chia sẻ phần trên, visa sẽ được dán vào trang của hộ chiếu. Do vậy, trong trường hợp không có hộ chiếu mà chỉ có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế thì khi nhập cảnh Việt Nam, những người nước ngoài không có quốc tịch này sẽ chỉ được cấp thị thực rời. 

➨ Trường hợp 4: Cấp thị thực rời vì lý do ngoại giao, quốc phòng an ninh

Việc cấp thị thực rời vì lý do quốc phòng an ninh hay lý do ngoại giao là trường hợp đặc biệt. Việc này phụ thuộc vào quyết định của người có thẩm quyền.

Ví dụ: 

Đối với hộ chiếu E có hình ảnh đường “đường lưỡi bò” của người Trung Quốc (hộ chiếu phi pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam), cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam từ chối không đóng visa/thị thực lên loại hộ chiếu này. 

Thay vào đó, người Trung Quốc sử dụng loại hộ chiếu E này để nhập cảnh Việt Nam sẽ được cấp thị thực rời.

>> Xem thêm: Hộ chiếu đường lưỡi bò có được nhập cảnh Việt Nam không?

Dịch vụ làm visa (thị thực) cho người nước ngoài của Kế toán Anpha

Anpha đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ xin visa (thị thực) cho người nước ngoài vào Việt Nam, có thể tư vấn và hỗ trợ bạn làm thủ tục xin cấp thị thực rời cho người nước ngoài, người Trung Quốc có hộ chiếu E một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Tham khảo ngay dịch vụ làm visa cho người nước ngoài của Anpha:

  • Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 6.000.000 đồng;
  • Hoàn thành thủ tục chỉ từ 5 - 7 ngày làm việc;
  • Miễn phí tư vấn quy định, thủ tục xin cấp thị thực, thị thực rời cho người nước ngoài;
  • Miễn phí tư vấn các quy định về thẻ tạm trú, giấy phép lao động... cho người nước ngoài muốn cư trú dài hạn, làm việc tại Việt Nam.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ làm visa cho người nước ngoài.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về thị thực rời

1. Các trường hợp nào được cấp thị thực rời?

Người nước ngoài được cấp thị thực rời (visa rời) khi nhập cảnh Việt Nam nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Hộ chiếu đã hết trang để dán thị thực;
  • Trường hợp 2: Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
  • Trường hợp 3: Không có hộ chiếu, chỉ có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  • Trường hợp 4. Cấp thị thực rời vì lý do ngoại giao, quốc phòng an ninh.

2. Thị thực rời và thị thực thông thường khác nhau ở điểm nào?

Thị thực thông thường được cơ quan xuất nhập cảnh đóng dấu ngay trên hộ chiếu của người nước ngoài. Còn thị thực rời là tờ văn bản được cấp riêng kèm theo hộ chiếu.

3. Thị thực rời có những nội dung gì?

Thông tin trên thị thực rời gồm có: 

  • Số thị thực;
  • Ký hiệu thị thực (ví dụ: TT, DN1, DN2, LĐ1, LĐ2… để chỉ loại thị thực được cấp);
  • Thời hạn của thị thực (có giá trị sử dụng từ ngày nào đến ngày nào);
  • Số lần được nhập cảnh (một lần/nhiều lần);
  • Thông tin của người được cấp thị thực gồm: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số hộ chiếu;
  • Ảnh chân dung của người được cấp thị thực;
  • Thời hạn tạm trú, ngày được cấp và cơ quan cấp;
  • Ghi chú (nếu có).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH