So sánh và phân biệt giữa vốn ký quỹ và vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì? Vốn ký quỹ là gì? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa vốn pháp định & vốn ký quỹ về tính chất, mục đích, mức vốn, cách sử dụng.

Vốn pháp định là gì? Vốn ký quỹ là gì?

1. Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đảm bảo để đủ điều kiện thành lập công ty. Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau.

Ví dụ:

Để được đăng ký thành lập công ty kinh doanh mua bán vàng miếng, bạn phải có mức vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng.

2. Vốn ký quỹ là gì?

Vốn ký quỹ là khoản tiền doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa (tài khoản ký quỹ) tại một tổ chức tín dụng, ngân hàng (gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hoặc đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với các bên có liên quan.

Trường hợp một doanh nghiệp ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nhưng không làm đúng và đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết thì các bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên thực hiện nghĩa vụ gây ra sau khi trừ đi các chi phí dịch vụ.

Ví dụ: 

Công ty A ký kết hợp đồng thi công công trình cho công ty B, công ty A thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng tại ngân hàng để cam kết thực hiện đủ và đúng các nghĩa vụ trên hợp đồng với công ty B. Sau khi công ty A hoàn thành đúng hợp đồng, ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền đã ký quỹ cho công ty A sau khi trừ đi phí và các khoản thanh toán giữa 2 bên.

Tham khảo thêm: 

>> Các loại vốn cơ bản để thành lập công ty;

>> Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Phân biệt vốn pháp định và vốn ký quỹ

1. Giống nhau giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ

Dưới đây là một số điểm tương đồng giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ:

  • Đều là hình thức chứng minh năng lực tài chính, đảm bảo sự ổn định và uy tín của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh hay giao dịch;
  • Đều là yêu cầu bắt buộc đối với một số ngành nghề đặc thù theo quy định của pháp luật;
  • Việc không đáp ứng đủ số vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ có thể không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không thực hiện được các giao dịch.
2. Khác nhau giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ

Vốn pháp định

Vốn ký quỹ

Tính chất

Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty

Khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng

Mục đích

Đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp

Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính bắt buộc theo luật định hoặc nghĩa vụ đối với các bên khác

Mức vốn 

Theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên

Cách sử dụng 

Doanh nghiệp sử dụng vốn pháp định để hoạt động kinh doanh

Vốn ký quỹ không được sử dụng, chỉ hoàn trả sau khi hoàn thành nghĩa vụ 

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định.

Các câu hỏi thường gặp khi so sánh giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ

1. Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải đảm bảo để đủ điều kiện làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau.

>> Xem chi tiết: Vốn pháp định là gì.

2. Vốn ký quỹ ngân hàng là gì?

Vốn ký quỹ là khoản tiền doanh nghiệp nộp vào tài khoản phong tỏa (tài khoản ký quỹ) tại một tổ chức tín dụng, ngân hàng (gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hoặc đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với các bên có liên quan.

>> Xem chi tiết: Vốn ký quỹ là gì.

3. Vốn pháp định và vốn ký quỹ giống nhau ở những điểm nào?

Vốn pháp định và vốn ký quỹ giống nhau ở 3 điểm sau:

  • Đều là hình thức chứng minh năng lực tài chính, đảm bảo sự ổn định và uy tín của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh hay giao dịch;
  • Đều là yêu cầu bắt buộc đối với một số ngành nghề đặc thù theo quy định của pháp luật;
  • Việc không đáp ứng đủ số vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ có thể không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không thực hiện được các giao dịch.

>> Xem chi tiết: Giống nhau giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ.

4. Khác biệt giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ là gì?

5 điểm khác nhau giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ gồm:

  • Tính chất;
  • Mục đích;
  • Mức vốn;
  • Cách sử dụng.

>> Xem chi tiết: Khác biệt giữa vốn pháp định và vốn ký quỹ.

5. Những ngành nghề nào yêu cầu vốn ký quỹ?

Các lĩnh vực bắt buộc ký quỹ gồm:

  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng;
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh;
  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động;
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm;
  • Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm qua biên giới;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới;
  • Nhập khẩu phế liệu;
  • Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền;
  • Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

>> Xem chi tiết: Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH