Tìm hiểu ngay: Vốn doanh nghiệp là gì? Đặc điểm & công thức tính các loại vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu, vốn lưu động ròng, vốn đầu tư, vốn vay.
Vốn doanh nghiệp là gì?
Vốn doanh nghiệp là nguồn lực tài chính bao gồm tiền hoặc giá trị tài sản được đầu tư, huy động và sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của vốn trong doanh nghiệp gồm:
- Cung cấp nguồn lực tài chính ban đầu để thành lập doanh nghiệp;
- Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày;
- Đầu tư vào công nghệ, mở rộng thị trường và nâng cấp cơ sở hạ tầng;
- Vốn lớn và ổn định giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy với đối tác, khách hàng và ngân hàng;
- Đảm bảo doanh nghiệp có khả năng vượt qua khó khăn tài chính ngắn hạn hoặc khủng hoảng tài chính.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp.
Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến 4 loại vốn cơ bản để thành lập công ty như vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp nước ngoài mà có nhiều loại vốn kinh doanh khác doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ để vận hành như là vốn chủ sở hữu, vốn lưu động ròng, vốn đầu tư, vốn vay.
Đặc điểm và mục đích của từng loại vốn kể trên cụ thể như sau:
Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu).
Vốn chủ sở hữu được hình thành từ 3 nguồn gồm:
- Vốn góp của chủ sở hữu;
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:
Vốn chủ sở hữu
|
=
|
Tài sản doanh nghiệp
|
-
|
Nợ phải trả
|
Vốn lưu động ròng là phần giá trị chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty. Vốn lưu động ròng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động và đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của doanh nghiệp đó.
Công thức tính vốn lưu động ròng như sau:
Vốn lưu động ròng
|
=
|
Tài sản lưu động
|
-
|
Nợ ngắn hạn
|
Khi đó:
- Nếu vốn lưu động ròng < 0: Doanh nghiệp không có đủ tài sản ngắn hạn để phục vụ các chi phí tài chính của doanh nghiệp như thanh toán cho nhà cung cấp, chủ nợ hoặc khó huy động vốn;
- Nếu vốn lưu động ròng > 0: Doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho các hoạt động hiện tại và có thể thực hiện đầu tư;
- Nếu vốn lưu động ròng = 0: Doanh nghiệp vẫn có khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trường hợp này thể hiện sự thiếu bền vững của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư là phần vốn bằng tiền hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ 2 nguồn tài chính chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư được phân thành 4 loại bao gồm:
- Vốn đầu tư cố định: Là phần vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ…;
- Vốn đầu tư lưu động: Là phần vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty như: hàng tồn kho, công nợ khách hàng, tiền mặt…;
- Vốn đầu tư trực tiếp: Là phần vốn sử dụng để chi trả trực tiếp vào các dự án hoặc doanh nghiệp khác như mua cổ phần công ty khác, mua lại doanh nghiệp…;
- Vốn đầu tư gián tiếp: Là phần vốn công ty đầu tư thông qua các quỹ như quỹ đầu tư, quỹ tín thác…
Vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể được quy định khác nhau tùy vào từng dự án, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án.Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp vào dự án bất cứ lúc nào mà không cần phải tăng vốn điều lệ.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Vốn vay là phần vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài thông qua hình thức vay mượn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những cách phổ biến nhằm bổ sung vốn trong trường hợp vốn tự có (vốn chủ sở hữu) không đủ để đáp ứng nhu cầu.
Doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hình thức vay khác nhau tạo thành vốn vay chẳng hạn như: thẻ tín dụng, thỏa thuận thấu chi và phát hành nợ, trái phiếu…
Các câu hỏi thường gặp về các loại vốn trong doanh nghiệp
1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu).
>> Xem chi tiết: Vốn chủ sở hữu là gì?
2. Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn góp của chủ sở hữu;
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
>> Xem chi tiết: Các loại vốn chủ sở hữu.
3. Vốn lưu động ròng là gì?
Vốn lưu động ròng là phần giá trị chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty.
>> Xem chi tiết: Vốn lưu động ròng là gì.
4. Vốn lưu động ròng âm thì sao?
Nếu vốn lưu động ròng âm phản ánh doanh nghiệp không có đủ tài sản ngắn hạn để phục vụ các chi phí tài chính của doanh nghiệp như thanh toán cho nhà cung cấp, chủ nợ hoặc khó huy động vốn. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp có thể phải đóng cửa.
5. Vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tư là phần vốn bằng tiền hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh.
>> Xem chi tiết: Vốn đầu tư là gì.
6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp nước khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp đó.
7. Vốn vay là gì?
Vốn vay là phần vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài thông qua hình thức vay mượn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết: Vốn vay là gì.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT