Hồ sơ, thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh công ty

Hồ sơ, thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh công ty, doanh nghiệp tại cơ quan thuế & Phòng Đăng ký kinh doanh như thế nào? Hướng dẫn chi tiết.

Các doanh nghiệp thường lựa chọn mở chi nhánh để phát triển thị trường kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải chi nhánh nào cũng hoạt động tốt, nếu sau một thời gian, hoạt động kinh doanh của chi nhánh không hiệu quả hoặc không tạo ra doanh thu, thì việc giải thể chi nhánh hay chấm dứt hoạt động chi nhánh là việc doanh nghiệp cần sớm thực hiện.

Các trường hợp giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Có 2 trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh:

  1. Giải thể chi nhánh theo quyết định của doanh nghiệp;
  2. Giải thể chi nhánh do bị cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Quy trình - thủ tục giải thể chi nhánh công ty

Tổng quan, quy trình giải thể chi nhánh bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan;
  • Bước 2: Làm thủ tục đóng/chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế;
  • Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an;
  • Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

------

Chi tiết từng bước giải thể chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh hạch toán phụ thuộc được thực hiện như sau:

➨ Bước 1. Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan

Trường hợp chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu, khi tiến hành giải thể thì doanh nghiệp cần nộp văn bản đề nghị xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đến Tổng cục Hải quan.

Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan sẽ gửi cho doanh nghiệp công văn xác nhận không nợ thuế của chi nhánh.

➨ Bước 2. Làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh gồm có:

  1. Bản đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh; 
  2. Quyết định giải thể chi nhánh;
  3. Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chủ quản chi nhánh là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
  4. Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp chủ quản;
  5. Giấy ủy quyền (nếu người khác đại diện nộp hồ sơ);
  6. Công văn về việc chịu trách nhiệm pháp lý sau giải thể;
  7. Cam kết về việc không có tài sản thanh lý.

>> TẢI MẪU: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh.

Lưu ý: 

Trường hợp chi nhánh chưa phát sinh doanh thu hoặc chưa đi vào hoạt động nhưng giải thể thì cần thêm các giấy tờ sau:

  • Cam kết không có lao động và chi trả lương;
  • Cam kết không phát sinh doanh thu, phát hành hóa đơn.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý của chi nhánh.

Thời gian xử lý: Trong vòng 2 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh (thông tin sẽ truyền trên hệ thống giữa cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh).

➨ Bước 3. Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an

Trong trường hợp chi nhánh có khắc dấu do công an cấp (trước ngày 01/07/2015), thì doanh nghiệp cần làm thủ tục trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.

Hồ sơ trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an gồm có:

  1. Công văn xin trả con dấu chi nhánh;
  2. Bản sao y chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh;
  3. Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu của chi nhánh do công an cấp;
  4. Con dấu của chi nhánh;
  5. Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.

>> TẢI MẪU: Hồ sơ trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan công an đã cấp con dấu cho chi nhánh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công an sẽ cấp thông báo xác nhận trả con dấu cho doanh nghiệp.

➨ Bước 4. Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp:

  1. Ủy quyền dành cho người đại diện thực hiện thủ tục;
  2. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh (theo mẫu);
  3. Quyết định giải thể chi nhánh;
  4. Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chủ quản chi nhánh là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
  5. Xác nhận trả dấu của công an.

>> TẢI MẪU: Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh, thành phố - nơi chi nhánh hoạt động kinh doanh.

Trong vòng 5 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả thông báo xác nhận chấm dứt hoạt động của chi nhánh (trường hợp hồ sơ không hợp lệ cơ quan nhà nước sẽ gửi thông báo văn bản yêu cầu điều chỉnh cho doanh nghiệp).

Một số câu hỏi về thủ tục giải thể chi nhánh

1. Chi nhánh có thể bị giải thể trong những trường hợp nào?

Có 2 trường hợp: Doanh nghiệp tự nộp hồ sơ giải thể hoặc do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.


2. Trường hợp nào phải trả dấu chi nhánh cho công an:

Chi nhánh phải trả dấu cho công an trong trường hợp con dấu của chi nhánh do công an cấp (tức là chi nhánh hoạt động và được cấp con dấu trước ngày 01/07/2015).


3. Thủ tục giải thể chi nhánh công ty gồm những bước nào?

  • Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục hải quan;
  • Bước 2: Xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh;
  • Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an;
  • Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Mỹ Ngân - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH