Thủ tục, điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

Tìm hiểu: Hồ sơ & thủ tục thành lập trung tâm tư vấn luật. Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật là gì? Quy định về cơ cấu tổ chức trung tâm tư vấn luật.

Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

Quy trình các bước đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn pháp luật;

ồ sơ thành lập trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

  1. Đơn đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật (mẫu TP-TVPL-01 ban hành kèm Thông tư 01/2010/TT-BTP);
  2. Quyết định thành lập trung tâm tư vấn pháp luật và quyết định cử giám đốc trung tâm của tổ chức chủ quản;
  3. Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm do tổ chức chủ quản ban hành;
  4. Danh sách kèm hồ sơ của người được đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật và của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động tại trung tâm (*).

>> TẢI MẪU MIỄN PHÍ: Đơn đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật.

(*) Ghi chú: 

1) Hồ sơ của luật sư gồm:

  • Bản sao giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân;
  • Bản sao hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc văn bản cam kết về việc tuyển dụng luật sư làm việc tại trung tâm (nếu chưa ký HĐLĐ).

2) Hồ sơ của người được đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật gồm:

  • Đơn đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật;
  • Bản sao bằng cử nhân ngành luật;
  • Giấy xác nhận thời gian công tác pháp luật của người đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật (từ 3 năm trở lên).

➧ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Sở Tư pháp nơi dự kiến đặt trụ sở trung tâm tư vấn pháp luật;

➧ Bước 3: Sở Tư pháp tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

  • Nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 7 ngày làm việc, Sở sẽ cấp giấy đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật và thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: Sở sẽ gửi thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Có thể bạn quan tâm:

>> Thủ tục thành lập công ty luật;

>> Thủ tục mở văn phòng luật sư.

Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 11 và Điều 12 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, để thành lập trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:

➧ Điều kiện về nơi thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

  • Phải có trụ sở làm việc;
  • Phải tuân thủ quy định về phạm vi thành lập trung tâm tư vấn pháp luật, cụ thể:
    • Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành được thành lập trung tâm trên toàn quốc;
    • Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp huyện, tỉnh được mở trung tâm trong phạm vi địa phương mình;
    • Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập trung tâm trong tỉnh/thành phố nơi cơ sở đặt trụ sở chính.

➧ Điều kiện về nhân sự

  • Có tối thiểu 2 tư vấn viên pháp luật hoặc 1 trong 2 trường hợp sau:
    • Tối thiểu 1 tư vấn viên pháp luật và 1 luật sư làm việc tại trung tâm theo HĐLĐ với tư cách cá nhân;
    • Tối thiểu 2 luật sư làm việc tại trung tâm theo HĐLĐ với tư cách cá nhân;
  • Giám đốc trung tâm phải là tư vấn viên pháp luật hoặc là luật sư làm việc tại trung tâm với tư cách cá nhân theo HĐLĐ.

➧ Điều kiện về tên và quyết định thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

  • Quyết định thành lập trung tâm phải có chữ ký của người đứng đầu tổ chức chủ quản (*) và phải đầy đủ các thông tin về tên, mục đích, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của trung tâm;
  • Tên trung tâm phải chứa cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và tên tổ chức chủ quản;
  • Nếu 1 tổ chức chủ quản mở từ 2 trung tâm tư vấn pháp luật trở lên thì tên của các trung tâm phải khác biệt.

(*) Ghi chú:

Tổ chức chủ quản có thể là các tổ chức sau:

  • Tổ chức chính trị - xã hội;
  • Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Cơ sở đào tạo;
  • Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật.

Quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm tư vấn pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTP, cơ cấu tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật gồm có:

  • Giám đốc trung tâm;
  • Kế toán;
  • Thủ quỹ;
  • Tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư làm việc tại trung tâm theo HĐLĐ với tư cách cá nhân.

Ngoài ra, trung tâm tư vấn pháp luật có thể có phó giám đốc và các nhân sự khác.

Lưu ý:

Giám đốc là người đại diện pháp luật của trung tâm, tuy nhiên không được đồng thời là trưởng chi nhánh.

Các câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

1. Tổ chức nào được thành lập trung tâm tư vấn pháp luật?

Các tổ chức được thành lập trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

  • Tổ chức chính trị - xã hội;
  • Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
  • Tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Cơ sở đào tạo;
  • Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật.

>> Xem chi tiết: Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật.

2. Mở trung tâm tư vấn pháp luật cần đáp ứng những điều kiện gì?

3 điều kiện cần đảm bảo khi mở trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

  • Điều kiện về nơi thành lập trung tâm tư vấn pháp luật;
  • Điều kiện về nhân sự;
  • Điều kiện về tên và quyết định thành lập trung tâm tư vấn pháp luật.

>> Xem chi tiết: Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật.

3. Hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật gồm những gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật;
  • Quyết định thành lập trung tâm tư vấn pháp luật và quyết định cử giám đốc trung tâm của tổ chức chủ quản;
  • Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm do tổ chức chủ quản ban hành;
  • Danh sách kèm hồ sơ của người được đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật và của luật sư làm việc theo HĐLĐ tại trung tâm.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật.

4. Nộp hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn pháp luật ở đâu?

Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật tại Sở Tư pháp nơi dự kiến đặt trụ sở trung tâm tư vấn pháp luật.

>> Xem chi tiết: Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn pháp luật.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH