Điều kiện, thủ tục mở văn phòng luật sư - hoạt động tư vấn luật

Điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng luật sư và những điều cần biết về văn phòng luật sư: tư cách pháp nhân, con dấu, đơn vị phụ thuộc... sẽ được Anpha chia sẻ ở bài viết này

Văn phòng luật sư là 1 hình thức của tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập bởi 1 luật sư để cũng cấp các dịch vụ pháp lý như tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình, tư vấn Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp nói chung…

Điều kiện mở văn phòng luật sư

Khi 1 luật sư muốn mở văn phòng luật thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

➨ Điều kiện về người đứng đầu văn phòng luật sư

  • Có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động tại 1 tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề liên tục với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động tại một cơ quan, tổ chức theo quy định;
  • Đang không là người đại diện pháp luật của bất kỳ tổ chức hành nghề luật sư nào khác (vì theo quy định mỗi luật sư chỉ được thành lập duy nhất một văn phòng luật);
  • Người đứng đầu văn phòng luật sư (trưởng văn phòng luật sư) không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh cá thể.

➨ Điều kiện về trụ sở chính của văn phòng luật sư

  • Văn phòng luật sư phải có trụ sở làm việc, địa chỉ trụ sở phải rõ ràng (số nhà, tên đường, phố, xã, phường…), không sử dụng địa chỉ chung cư hay nhà tập thể để đăng ký;
  • Có hợp đồng thuê/mượn hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.

➨ Điều kiện về tên văn phòng luật sư đăng ký thành lập

  • Phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư. Ví dụ: văn phòng luật sư Thiên Phúc;
  • Không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của văn phòng luật sư/công ty luật khác;
  • Không chứa từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc.

Thủ tục thành lập văn phòng luật sư

Toàn bộ quá trình mở văn phòng luật sư được thực hiện như sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng luật sư

Trọn bộ hồ sơ thành lập văn phòng luật sư gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động văn phòng luật sư (Mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP);
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của chủ sở hữu văn phòng luật sư;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở văn phòng luật sư.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu TP-LS-02 - Giấy đề nghị đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư.

Lưu ý:

Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư phải đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên văn phòng luật sư;
  • Địa chỉ trụ sở văn phòng luật;
  • Lĩnh vực hành nghề;
  • Thông tin của trưởng văn phòng luật sư gồm: họ tên, địa chỉ thường trú, số thẻ luật sư, ngày cấp thẻ.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp

  • Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả của Sở Tư pháp tỉnh nơi trưởng văn phòng luật sư là thành viên;
  • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

➨ Bước 3: Sở Tư pháp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư;
  • Trường hợp Sở Tư pháp từ chối cấp giấy phép sẽ có thông báo bằng văn bản.

➨ Bước 4: Thông báo với Đoàn luật sư 

  • Trong vòng 7 ngày làm việc (tính từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động), trưởng văn phòng luật sư phải gửi thông báo bằng văn bản đính kèm bản sao giấy phép đăng ký hoạt động tới Đoàn luật sư mà mình là thành viên;
  • Trường hợp trưởng văn phòng luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư tỉnh nơi mở văn phòng luật, thì trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy phép đăng ký hoạt động, trưởng văn phòng luật phải gia nhập Đoàn luật sư tại nơi đăng ký hoạt động.

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty luật.

Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu không?

Tại Luật Luật sư có nêu rõ: Văn phòng luật sư được thành lập bởi 1 luật sư và được tổ chức, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, có thể xem văn phòng luật sư là một hình thái hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.

➨ Vậy văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không? 

Câu trả lời là không. Vì văn phòng luật sư được hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, do cá nhân làm chủ, nên văn phòng luật sư cũng không có tư cách pháp nhân. Luật sư đứng ra thành lập văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với mọi hoạt động và nghĩa vụ tài chính của văn phòng luật.

➨ Văn phòng luật sư có được sử dụng con dấu không? Như đã giải đáp ở trên, văn phòng luật sư là một hình thái hoạt động của doanh nghiệp, do đó, văn phòng luật sư cũng được khắc và sử dụng con dấu riêng. Con dấu của văn phòng luật sư sẽ tuân thủ theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp. Như vậy thì, văn phòng luật sư có quyền quyết định hình thức, nội dung và số lượng con dấu để sử dụng.

>> Xem thêm: So sánh văn phòng luật sư và công ty luật.

Văn phòng luật sư có thể mở chi nhánh, văn phòng giao dịch không?

Văn phòng luật sư được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, vậy khi cần mở rộng địa bàn hoạt động để gia tăng khách hàng, văn phòng luật có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng giao dịch như công ty, doanh nghiệp hay không? 

➨ Văn phòng luật sư được thành lập chi nhánh?

  • Theo quy định tại Điều 41 Luật Luật sư, văn phòng luật sư được phép thành lập chi nhánh trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký hoạt động văn phòng luật sư;
  • Chi nhánh văn phòng luật sư hoạt động theo sự ủy quyền của văn phòng luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề được ghi trong giấy phép đăng ký hoạt động;
  • Pháp luật không giới hạn số lượng và vị trí của chi nhánh văn phòng luật. Vì vậy, văn phòng luật sư có thể thành lập chi nhánh trên cả nước.

➨ Văn phòng luật sư được thành lập văn phòng giao dịch?

  • Căn cứ Điều 42 Luật Luật sư, văn phòng luật sư được mở văn phòng giao dịch trong phạm vi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi văn phòng luật sư đăng ký hoạt động;
  • Văn phòng giao dịch này chỉ có chức năng tiếp nhận yêu cầu, vụ việc của khách hàng và không được cung cấp bất kỳ dịch vụ pháp lý nào.

Trên đây là những chia sẻ của Anpha về thủ tục mở văn phòng luật sư, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi bên dưới bài viết hoặc liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn và giải đáp.

Các câu hỏi hay gặp khi mở văn phòng luật sư

1. Trưởng văn phòng luật sư là ai?

Luật sư đứng ra thành lập văn phòng luật sư chính là trưởng văn phòng luật sư, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật.


2. Điều kiện thành lập văn phòng luật sư là gì?

Để mở văn phòng luật sư cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người đứng đầu văn phòng luật sư phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động tại 1 tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề liên tục với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động tại 1 cơ quan, tổ chức;
  • Văn phòng luật sư phải có trụ sở làm việc hợp pháp;
  • Tên đăng ký phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sưvà đúng quy định.

>> Xem chi tiết: Điều kiện mở văn phòng luật sư.


3. Hồ sơ thành lập văn phòng luật sư gồm những gì?

Trọn bộ hồ sơ thành lập văn phòng luật sư gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động văn phòng luật sư (Mẫu TP-LS-02);
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của chủ sở hữu văn phòng luật sư;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở văn phòng luật sư.

4. Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì?

Văn phòng luật sư được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân.


5. Đặc điểm pháp lý của văn phòng luật sư là gì?

Văn phòng luật sư có những đặc điểm pháp lý tương tự như doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

  • Không có tư cách pháp nhân;
  • Có thể sử dụng con dấu riêng;
  • Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện để mở rộng địa bàn hoạt động;
  • Luật sư đứng ra thành lập văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với mọi hoạt động và nghĩa vụ tài chính của văn phòng luật.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH