Cùng Anpha phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật để tìm ra điểm giống nhau, khác nhau cũng như những ưu & nhược điểm của 2 loại hình hoạt động này.
Văn phòng luật sư, công ty luật là gì?
Văn phòng luật sư và công ty luật là 2 hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Cả 2 mô hình này đều có quyền ngang nhau trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cá nhân và tổ chức như là:
- Tư vấn luật về đất đai, hôn nhân và gia đình, đầu tư, kinh doanh, thương mại…;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ các quyền và lợi ích cho thân chủ trong các vụ việc;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị hại hoặc bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự;
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng trong các công việc có liên quan đến pháp luật.
Văn phòng luật sư hoặc công ty luật hoạt động tại Việt Nam đều phải được thành lập bởi luật sư có kinh nghiệm và phải được cấp giấy phép hoạt động của Sở Tư pháp.
Ngoài một số điểm tương đồng giữa văn phòng luật sư và công ty luật mà Anpha đề cập phần trên thì 2 mô hình này đều phải đáp ứng các điều kiện khi thành lập và hoạt động sau đây:
➨ Đáp ứng các điều kiện thành lập của tổ chức hành nghề luật sư
- Mỗi luật sư chỉ được mở 1 văn phòng luật sư hoặc công ty luật;
- Các luật sư tham gia mở công ty luật hoặc văn phòng luật phải có kinh nghiệm hành nghề luật sư liên tục tối thiểu từ 2 năm trở lên và có ký kết hợp đồng lao động;
- Văn phòng luật sư hoặc công ty luật phải có trụ sở làm việc, có địa chỉ đăng ký rõ ràng;
- Tên của văn phòng luật hoặc công ty luật không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các văn phòng luật, công ty luật khác đã thành lập trước đó và phải phù hợp với đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục Việt Nam.
➨ Có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư
- Được khắc và sử dụng con dấu, được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;
- Được mở văn phòng giao dịch, chi nhánh ở trong nước hoặc nước ngoài;
- Được quyền tiếp nhận, thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng;
- Được thuê nhân viên, thuê các luật sư trong nước hoặc nước ngoài về làm việc;
- Được tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, pháp luật của nhà nước;
- Được hợp tác làm việc với các tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài;
- Được cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý tại nước ngoài;
- Các quyền khác của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
➨ Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
- Chỉ được hoạt động những lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký;
- Thực hiện đúng theo cam kết và nội dung hợp đồng đã ký với khách hàng;
- Bồi thường cho khách hàng đối với những tổn thất do văn phòng/công ty luật gây ra;
- Phải cử luật sư tham gia tố tụng theo sự phân công của Đoàn luật sư tỉnh;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia hoạt động hỗ trợ pháp lý và tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư đang làm việc tại tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
Điểm khác nhau giữa văn phòng luật sư và công ty luật
Để phân biệt văn phòng luật sư và công ty luật, ngoài sự khác nhau về tên gọi, bạn có thể phân biệt 2 loại hình này theo góc độ pháp lý như sau:
➨ Về loại hình doanh nghiệp và tư cách pháp nhân
Loại hình doanh nghiệp và tư cách pháp nhân |
Hình thức tổ chức |
Văn phòng luật sư |
Công ty luật |
Tư cách pháp nhân |
- Không |
- Có |
Loại hình doanh nghiệp |
- Doanh nghiệp tư nhân |
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 TV trở lên
|
Tham khảo thêm:
>> Dịch vụ thành lập công ty luật hợp danh;
>> Dịch vụ thành lập công ty luật TNHH 1 TV;
>> Dịch vụ thành lập công ty luật TNHH 2 TV trở lên;
>> Dịch vụ thành lập văn phòng luật sư (doanh nghiệp tư nhân).
➨ Số luật sư cần có để thành lập văn phòng luật/công ty luật
Số lượng luật sư bắt buộc |
Văn phòng luật sư |
Công ty luật |
- 1 luật sư |
- Công ty hợp danh: Từ 2 luật sư trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên: 1 luật sư
- Công ty TNHH 2 thành viên: 2 luật sư trở lên
|
- Văn phòng luật sư: do duy nhất 1 luật sư đứng ra thành lập và làm chủ;
- Công ty luật TNHH 1 thành viên: do 1 luật sư đứng ra thành lập và làm chủ;
- Công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên: do ít nhất 2 luật sư đứng ra thành lập và làm chủ, có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Công ty luật hợp danh: do ít nhất 2 luật sư đứng ra thành lập. Các luật sư cùng góp vốn mở công ty luật gọi là thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn.
➨ Người đại diện theo pháp luật và chức vụ đảm nhận
Chức vụ của người đại diện theo pháp luật |
Văn phòng luật sư |
Công ty luật |
- Trưởng văn phòng luật sư |
- Giám đốc công ty |
- Đối với văn phòng luật sư: Luật sư đứng ra mở văn phòng luật chính là người đại diện theo pháp luật và được gọi là trưởng văn phòng luật sư;
- Đối với công ty luật TNHH 1 thành viên: Luật sư đứng ra thành lập công ty là người đại diện theo pháp luật và đảm nhiệm chức vụ giám đốc công ty;
- Đối với công ty luật TNHH 2 thành viên và công ty luật hợp danh: Các thành viên công ty cử 1 người làm đại diện pháp luật và đảm nhiệm chức vụ giám đốc công ty.
➨ Cách đặt tên công ty luật, văn phòng luật sư
Cấu trúc tên |
Văn phòng luật sư |
Công ty luật |
- Văn phòng luật sư + Tên riêng |
- Công ty luật hợp danh + Tên riêng
- Công ty luật TNHH + Tên riêng
|
- Đối với văn phòng luật sư thì tên sẽ do luật sư lựa chọn, với cấu trúc “văn phòng luật sư” + tên riêng;
- Đối với công ty luật thì tên sẽ do các thành viên công ty tự thỏa thuận và lựa chọn, với cấu trúc “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật TNHH” + tên riêng.
Ví dụ:
- Văn phòng luật sư An Bình;
- Công ty luật hợp danh Thái Tuấn Trí;
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Bình Minh hoặc Công ty luật TNHH Bình Minh.
➨ Về trách nhiệm của chủ sở hữu/thành viên công ty
Trách nhiệm của chủ sở hữu/thành viên |
Văn phòng luật sư |
Công ty luật |
- Chịu trách nhiệm vô hạn |
- Công ty hợp danh: Chịu trách nhiệm vô hạn
- Công ty TNHH: Chịu trách nhiệm hữu hạn
|
- Đối với văn phòng luật sư: Do được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên trưởng văn phòng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình với hoạt động của văn phòng luật;
- Đối với công ty luật hợp danh: Trường hợp tài sản công ty không đủ để chi trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty, thì các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty luật;
- Đối với công ty luật TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên): Các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty.
>> Xem thêm: Ưu, nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp - có video.
Ưu, nhược điểm của văn phòng luật sư và công ty luật
Do được thành lập và tổ chức theo những loại hình doanh nghiệp khác nhau, nên văn phòng luật sư và công ty luật cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định khi hoạt động.
1. Ưu và nhược điểm của văn phòng luật sư
➨ Ưu điểm:
- Được tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên văn phòng luật có bộ máy tổ chức đơn giản, dễ quản lý;
- Trưởng văn phòng luật sư có toàn quyền quyết định và điều hành văn phòng luật.
➨ Nhược điểm:
- Quy mô văn phòng nhỏ, chỉ có 1 luật sư nên thường chỉ nhận tư vấn hoặc giải quyết các vụ việc nhỏ, khó nhận những vụ việc lớn;
- Mỗi luật sư chỉ có thể thành lập duy nhất 1 văn phòng luật sư;
- Văn phòng luật sư không có tư cách pháp nhân nên khi phát sinh vấn đề, trưởng văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân trước pháp luật và các bên liên quan.
2. Ưu và nhược điểm của công ty luật
➨ Ưu điểm:
- Đội ngũ luật sư đông hơn văn phòng luật nên có thể dễ dàng tiếp nhận nhiều vụ việc lớn;
- Việc xây dựng thương hiệu cho công ty luật sẽ giúp công ty dễ dàng có được niềm tin và cơ hội hợp tác với các khách hàng doanh nghiệp;
- Có thể chủ động mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động và gia tăng quy mô nhân viên.
➨ Nhược điểm:
- Tổ chức bộ máy công ty luật TNHH, công ty luật hợp danh phức tạp và khó quản lý hơn văn phòng luật;
- Giám đốc công ty không được quyết định tất cả mọi việc. Các kế hoạch và hoạt động kinh doanh của công ty cần phải có được sự thống nhất, bàn bạc của tất cả các thành viên tham gia góp vốn.
-------
➨ Vậy nên thành lập công ty luật hay thành lập văn phòng luật sư?
Việc thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật sẽ phụ thuộc chủ yếu vào định hướng phát triển và số lượng thành viên góp vốn, cụ thể:
- Nếu có 1 luật sư thì có thể lựa chọn mở văn phòng luật hoặc công ty luật TNHH 1 thành viên;
- Nếu có từ 2 luật sư trở lên thì có thể thành lập công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên.
>> Tham khảo chi tiết:
Trên đây, Anpha đã giúp bạn so sánh rất chi tiết những điểm giống và khác nhau của văn phòng luật sư, công ty luật, cũng như ưu và nhược điểm của cả 2 loại hình này.
Nếu cần tư vấn thêm thông tin về thủ tục thành lập công ty luật hay thủ tục mở văn phòng luật có thể liên hệ Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một câu hỏi về văn phòng luật sư và công ty luật
1. Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?
Không. Do văn phòng luật sư chỉ được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên không có tư cách pháp nhân.
>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập văn phòng luật sư (doanh nghiệp tư nhân).
2. Nên thành lập văn phòng luật sư hay công ty luật?
Việc thành lập văn phòng luật sư hay công ty luật sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính của luật sư và số lượng thành viên góp vốn thành lập. Cụ thể:
- Nếu có 1 luật sư thì có thể lựa chọn mở văn phòng luật hoặc công ty luật TNHH 1 thành viên;
- Nếu có từ 2 luật sư trở lên thì có thể thành lập công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên.
➨ Liên hệ Anpha theo số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí loại hình thành lập phù hợp.
3. Điểm giống nhau giữa văn phòng luật sư và công ty luật là gì?
Văn phòng luật và công ty luật đều có 3 điểm chung lớn sau đây:
- Đáp ứng các điều kiện thành lập của tổ chức hành nghề luật sư;
- Có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư;
- Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư.
>> Tham khảo chi tiết: Điểm giống nhau giữa văn phòng luật sư và công ty luật.
4. Văn phòng luật sư có được mở chi nhánh, văn phòng giao dịch không?
Có. Vì được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, nên văn phòng được mở văn phòng giao dịch trong cùng tỉnh và được mở chi nhánh để mở rộng quy mô hoạt động mà không bị giới hạn.
5. Công ty luật được thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào?
Bạn có thể lựa chọn thành lập công ty luật theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh, không được thành lập theo loại hình công ty cổ phần.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT