Xem ngay: Thủ tục và hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho công ty, doanh nghiệp mới thành lập và các thủ tục cần làm trước và sau khi khai thuế trong bài viết này của Anpha, có đủ file mẫu hồ sơ cho doanh nghiệp tham khảo và tải về miễn phí.
Đăng ký thuế ban đầu hay kê khai thuế ban đầu là thủ tục quan trọng doanh nghiệp cần sớm hoàn thành ngay sau khi thành lập. Đây được xem là bước đặt nền móng khi thiết lập các tiêu chuẩn, nguyên tắc cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
Bộ hồ sơ khai thuế ban đầu của doanh nghiệp - mới nhất gồm có:
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản photo);
- CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty (bản photo);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ).
>> TẢI MẪU: Hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới.
Lưu ý:
Doanh nghiệp cần làm 2 bản hồ sơ khai thuế ban đầu để nộp: 1 bản để cơ quan thuế lưu, 1 bản để doanh nghiệp lưu nội bộ sau khi cơ quan thuế đóng dấu đã nhận hồ sơ đầy đủ.
Thủ tục đăng ký, kê khai thuế ban đầu
Khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết phía trên, doanh nghiệp mang hồ sơ ra nộp tại Chi cục Thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp có thể tự kiểm tra cơ quan quản lý thuế của mình thông qua trang web của Tổng cục Thuế theo địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp.
Tùy Chi cục Thuế mà hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được giải quyết ngay trong ngày làm việc hoặc 2 - 3 ngày làm việc sau đó.
>> Xem thêm: Dịch vụ làm thủ tục, hồ sơ kê khai thuế ban đầu - Chỉ 500.000đ.
3 việc cần làm trước khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Trước khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu đến Chi cục Thuế quận/huyện, doanh nghiệp cần hoàn tất 3 thủ tục sau đây:
1. Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty
Bảng hiệu phải thể hiện đầy đủ các thông tin như tên công ty, mã số thuế công ty, địa chỉ trụ sở chính. Người quản lý thuế sẽ đến trụ sở để kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và bảng hiệu đã treo đầy đủ hay chưa.
2. Mua chữ ký số (chứng thư số/token)
Doanh nghiệp cần đăng ký sử dụng chữ ký số để nộp tờ khai lệ phí môn bài, báo cáo thuế trên website của Tổng cục Thuế, để kê khai thông tin và ký xác thực điện tử trên các phần mềm của doanh nghiệp như BHXH, hải quan, hóa đơn điện tử.
>> Xem thêm: Bảng giá đăng ký mới - gia hạn chữ ký số Viettel ca.
3. Mở tài khoản ngân hàng công ty và nộp tiền vào tài khoản
Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp sẽ dùng chữ ký số trích tiền trong tài khoản để nộp tiền lệ phí môn bài vào Kho bạc Nhà nước.
Doanh nghiệp có thể tham khảo danh sách 6 việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp để không vi phạm các điều cấm, dẫn đến bị xử phạt.
3 việc cần làm sau khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài
Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể) và các đơn vị phụ thuộc mới thành lập phải nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, tại một số quận/huyện, cơ quan thuế vẫn có thể yêu cầu doanh nghiệp nộp tờ khai lệ phí môn bài ngay sau khi thành lập, nên doanh nghiệp cần lưu ý.
Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài năm 2025 cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập trong năm 2024 (từ 01/01/2024- 31/12/2024) thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là 30/01/2025;
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập trong năm 2025 (từ 01/01/2025 - 31/12/2025) thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là 30/01/2026.
Lưu ý:
Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài cũng là thời hạn nộp tiền thuế môn bài của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế & hạn nộp thuế môn bài.
2. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Hiện tại, 100% doanh nghiệp trên toàn quốc phải sử dụng hóa đơn điện tử (thay vì hóa đơn giấy như trước đây) để xuất cho khách hàng. Và hầu hết các cán bộ thuế đều nhắc nhở doanh nghiệp mua và phát hành hóa đơn điện tử để sử dụng. Do đó, doanh nghiệp cần sớm hoàn thành thủ tục này sau khi kê khai thuế ban đầu.
>> Xem thêm: Bảng giá hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone.
3. Đăng ký nộp thuế điện tử
Việc đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế không bắt buộc nhưng cần thiết với doanh nghiệp. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức do không cần phải lên tận Kho bạc hoặc ra ngân hàng để nộp tiền thuế, vừa giúp cơ quan thuế dễ dàng kiểm soát hoạt động nộp tiền thuế của doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ của Anpha, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ
Một số câu hỏi về hồ sơ, thủ tục kê khai thuế ban đầu
1. Thủ tục đăng ký thuế ban đầu là gì? có bắt buộc không?
Đăng ký thuế ban đầu hay kê khai thuế ban đầu là thủ tục doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện với cơ quan thuế quản lý để thiết lập các tiêu chuẩn, nguyên tắc cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động cho tới khi giải thể.
2. Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm những gì?
Bộ hồ sơ khai thuế ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập gồm có:
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản photo);
- CCCD/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty (bản photo);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ).
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập.
3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu ở đâu?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trường hợp doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
4. Trước khi khai thuế ban đầu, doanh nghiệp cần làm những gì?
Trước khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, doanh nghiệp cần làm 3 việc sau đây:
- Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
- Mua chữ ký số (chứng thư số/token);
- Mở tài khoản ngân hàng công ty.
5. Doanh nghiệp cần làm gì sau khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu?
Sau khi hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu, doanh nghiệp cần hoàn thành 3 việc sau:
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài (thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập);
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế;
- Đăng ký nộp thuế điện tử.
Mỹ Ngân – Phòng pháp lý Anpha