Thuế (lệ phí) môn bài: Những điểm mới của Nghị định 22/2020

Mở rộng đối tượng miễn thuế môn bài, bổ sung quy định về thời hạn và mức nộp lệ phí môn bài... là những điểm mới đáng chú ý của Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh... cần quan tâm để hưởng quyền lợi cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ, tránh các sai sót đáng tiếc.

Nội dung chính

Ngừng sản xuất, kinh doanh: không phải nộp

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch đáp ứng 2 điều kiện sau:

- Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm.

- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thì không phải nộp lệ phí cho năm tạm ngừng hoạt động đó.

Lưu ý: Nếu không đáp ứng 2 điều kiện trên thì phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.

Mở rộng đối tượng được miễn

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, từ ngày 25/02/2020 sẽ có thêm 3 trường hợp được miễn thuế môn bài. Cụ thể:

Đối tượng Thời gian miễn
Tổ chức mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới). Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Năm đầu thành lập; năm đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 đến ngày 31/12).

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các đối tượng trên.
Hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

 

3 năm kể từ ngày được cấp GPKD lần đầu.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (được chuyển đổi từ hộ kinh doanh).
Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và mầm non công lập. Vô hạn.

Thay đổi thời hạn nộp lệ phí môn bài

Thời hạn nộp thuế môn bài thực ra vẫn giữ nguyên, chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Tuy nhiên, có một số bổ sung dành cho đối tượng được miễn lệ phí mới. Cụ thể:

Đối tượng Thời hạn nộp chậm nhất

 

Hộ kinh doanh chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) bước sang năm hoạt động thứ tư.

Ngày 30/07 năm kết thúc thời gian miễn (nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm).
Ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn (nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm).
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể, ra hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại Ngày 30/07 năm ra hoạt động (nếu ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm).
Ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động (nếu ra hoạt động trong 6 tháng cuối năm).

Thay đổi mức đóng lệ phí môn bài

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, nên lệ phí môn bài sau khi kết thúc 3 năm này sẽ khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) có thể chỉ phải nộp bằng ½ mức quy định. Cụ thể, Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định sau khi hết thời gian miễn lệ phí, nếu:

Điều kiện Mức lệ phí phải nộp
Kết thúc thời gian miễn lệ phí trong thời gian 6 tháng đầu năm. Mức lệ phí môn bài cả năm
Kết thúc thời gian miễn lệ phí trong thời gian 6 tháng cuối năm. 50% mức lệ phí môn bài cả năm

Muốn biết doanh nghiệp, công ty, tổ chức... của mình phải nộp mức lệ phí môn bài như thế nào, bạn có thể tham khảo mức thuế và bậc thuế môn bài phải nộp năm 2020.

Thay đổi thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài

Khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh:

- Người nộp lệ phí môn bài mới ra hoạt động, sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh phải khai lệ phí môn bài; và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm mới thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế khoán: không cần khai lệ phí môn bài.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài, theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

Theo đó, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp. Đây là quy định đáng chú ý của Nghị định 22, giúp các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bớt được thủ tục và tiết kiệm thời gian.

Lưu ý:

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại phải khai lệ phí môn bài theo quy định.

Trên đây là thông tin về 5 điểm mới về lệ phí môn bài. Nếu còn vấn đề nào chưa được giải đáp, cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ của Anpha, doanh nghiệp vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH