Dịch vụ tư vấn luật - Khởi Kiện Vụ Án Quyết Định Hành Chính

Tranh chấp hành chính là gì? Dịch vụ khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, vụ án hành chính. Đối tượng & thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.

Tranh chấp hành chính là gì? Khởi kiện vụ án hành chính là gì?

Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính nhà nước, cụ thể là sự xung đột về mặt lợi ích giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước và bên còn lại có thể là cá nhân, cơ quan hoặc doanh nghiệp.

Khác với các loại tranh chấp khác, đây là tranh chấp không có mối quan hệ bình đẳng khi một bên sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí lên bên còn lại và bên còn lại có trách nhiệm phải tuân thủ, thực hiện theo sự áp đặt đó, do vậy dễ tạo ra sự bất đồng tình của cả hai bên.

Khởi kiện vụ án hành chính (khởi kiện hành chính) là việc cá nhân/cơ quan/tổ chức nộp đơn yêu cầu Tòa thụ lý án hành chính khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. 

Do đó, việc khởi kiện tranh chấp hành chính còn thường được gọi là khởi kiện quyết định hành chính, khởi kiện hành vi hành chính.

Dịch vụ khởi kiện tranh chấp hành chính giữa cá nhân với cơ quan nhà nước

Vì bản chất của xung đột hành chính không có sự bình đẳng nên khi cá nhân/tổ chức đứng ra khởi kiện đối với các quyết định, hành vi hành chính ít nhiều cũng gặp bất lợi, khó khăn.

Khi đó, để giảm thiểu các bất lợi trong quá trình tố tụng, việc nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư có nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc cũng như nhanh nhạy với các quy định, quy trình tố tụng được xem là giải pháp tối ưu và vô cùng cần thiết.

Thông tin chi tiết dịch vụ khởi kiện tranh chấp hành chính, giải quyết tranh chấp hành chính giữa cá nhân với cơ quan nhà nước tại Kế toán Anpha bạn vui lòng liên hệ hotline dưới đây để được tư vấn và báo giá nhanh chóng. Bởi tùy từng vụ việc, tùy trường hợp tranh chấp hành chính mà thời gian và chi phí sẽ có sự khác biệt.

GỌI NGAY

Giấy tờ cần cung cấp khi khởi kiện tranh chấp hành chính tại Kế toán Anpha

Khi sử dụng dịch vụ khởi kiện hành chính, giải quyết tranh chấp hành chính tại Kế toán Anpha, các thông tin giấy tờ mà khách hàng cần cung cấp bao gồm:

  1. Tài liệu tư cách pháp lý:
    • Đối với cá nhân: CCCD/hộ chiếu;
    • Đối với công ty: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ hoạt động và giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
  2. Quyết định hành chính/bản mô tả hành vi hành chính bị kiện;
  3. Các văn bản phản ánh, khiếu nại hoặc kiến nghị và kết quả giải quyết trước đó liên quan đến quyết định hành chính/hành vi hành chính bị kiện (nếu có);
  4. Các tài liệu chứng minh về thiệt hại do quyết định/hành vi hành chính gây ra (nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại);
  5. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu khởi kiện.

Quy trình Anpha làm dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính (phạm vi công việc)

Phạm vi công việc và quy trình Anpha tiếp nhận yêu cầu xử lý vụ án hành chính, khởi kiện tranh chấp hành chính của khách hàng như sau:

  • Bước 1: Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp hành chính để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Bước 2: Hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ có lợi và cần thiết để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Bước 3: Thay khách hàng soạn thảo, hoàn thiện bộ hồ sơ và các văn bản có liên quan trong suốt quá trình tố tụng hành chính diễn ra tại Tòa án;
  • Bước 4: Trực tiếp tham gia quá trình tố tụng với tư cách là luật sư/người được ủy quyền cho khách hàng để thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

Trong suốt quá trình làm thủ tục khởi kiện hành chính cho khách hàng, Anpha cam kết:

  1. Phí dịch vụ tư vấn luật hợp lý, cam kết không phát sinh chi phí khác trong quá trình tố tụng;
  2. Nội dung tư vấn pháp lý được thực hiện bởi luật sư có nền tảng chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính;
  3. Tư vấn phương án giải quyết và trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng hành chính để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  4. Bảo mật toàn bộ thông tin, tài liệu trong quá trình cung cấp dịch vụ khởi kiện hành chính cho khách hàng.

 

Các chủ thể khởi kiện hành chính và đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

➨ Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính

Chủ thể khởi kiện tranh chấp hành chính là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

➨ Đối tượng khởi kiện hành chính

Các đối tượng khởi kiện hành chính bao gồm:

  • Quyết định hành chính (*);
  • Hành vi hành chính;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Quyết định lập danh sách cử tri.

Lưu ý:

(*) Phải là các quyết định hành chính cá biệt.

Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính (khởi kiện tranh chấp hành chính)

Quy trình thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện tranh chấp hành chính được quy định như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Nhận thông báo đóng tạm ứng án phí và nộp tạm ứng án phí;
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, xem xét giải quyết vụ án và ra bản án hoặc quyết định theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.

Tham khảo chi tiết: 

>> Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính;

>> Mức án phí và lệ phí Tòa án mới nhất.

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện quyết định/hành vi hành chính

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Sau thời hiệu kể trên, chủ thể coi như mất quyền khởi kiện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 (được bổ sung tại Khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019), thời hiệu khởi kiện tương ứng với từng trường hợp khởi kiện được quy định như sau:

Thời hiệu

Đối tượng khởi kiện hành chính

1 năm

  • Quyết định hành chính;
  • Hành vi hành chính;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

30 ngày

  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Riêng việc lập danh sách cử tri, thời hiệu khởi kiện được tính theo 1 trong 2 mốc thời gian sau:
  • Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 5 ngày;
  • Từ ngày kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 5 ngày.

Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục khởi kiện hành chính

1. Tranh chấp hành chính là gì?

Tranh chấp hành chính là tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính nhà nước, cụ thể là sự xung đột về mặt lợi ích giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước và bên còn lại có thể cá nhân, cơ quan hoặc doanh nghiệp.

2. Khởi kiện tranh chấp vụ án hành chính (khởi kiện vụ án hành chính) là gì?

Khởi kiện vụ án hành chính (khởi kiện hành chính) là việc cá nhân/cơ quan/tổ chức nộp đơn yêu cầu Tòa thụ lý án hành chính khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

3. Chi phí thuê luật sư tư vấn khởi kiện quyết định hành chính/hành vi hành chính bao nhiêu?

Chi phí và thời gian giải quyết vụ án hành chính phụ thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của tranh chấp, cụ thể sẽ được Anpha tư vấn và báo giá ngay khi tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng.

➨ Hotline Kế toán Anpha 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam).

4. Khi sử dụng dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính, khách hàng phải cung cấp giấy tờ gì?

Khi sử dụng dịch vụ khởi kiện hành chính, giải quyết tranh chấp hành chính tại Kế toán Anpha, giấy tờ mà khách hàng cần cung cấp bao gồm:

  1. Tài liệu tư cách pháp lý:
    • Đối với cá nhân: CCCD/hộ chiếu;
    • Đối với công ty: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
  2. Quyết định hành chính/mô tả hành vi hành chính bị kiện;
  3. Các văn bản phản ánh, khiếu nại hoặc kiến nghị và kết quả giải quyết trước đó liên quan đến quyết định hành chính/hành vi hành chính bị kiện (nếu có);
  4. Các tài liệu chứng minh về thiệt hại (nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại);
  5. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu khởi kiện.

>> Xem chi tiết dịch vụ: Khởi kiện vụ án hành chính.

5. Người khởi kiện vụ án hành chính có bắt buộc phải tự nộp đơn khởi kiện hay không?

Không. Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015, người khởi kiện không bắt buộc phải là người nộp đơn khởi kiện mà có thể ủy quyền nhờ luật sư hoặc người khác nộp thay.

6. Cá nhân/tổ chức được khởi kiện hành chính đối với những đối tượng nào?

Cá nhân/tổ chức được quyền khởi kiện hành chính đối với các đối tượng sau:

  • Quyết định hành chính;
  • Hành vi hành chính;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Quyết định lập danh sách cử tri.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH