Khái niệm tố tụng dân sự là gì? Tố tụng hành chính là gì? Các điểm giống, khác nhau giữa tố tụng dân sự & tố tụng hành chính là gì? Cùng Anpha tìm hiểu nhé.
Tố tụng hành chính và tố tụng dân sự là hai quy trình pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức. Mỗi loại tố tụng có đối tượng và phạm vi giải quyết khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng.
Bài viết này Anpha sẽ phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam.
1. Khái niệm tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính là toàn bộ quá trình, thủ tục pháp luật quy định để giải quyết, xử lý tranh chấp hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các quyết định, hành vi hành chính giữa:
- Cá nhân/tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước;
- Cá nhân/tổ chức với người có thẩm quyền.
Mục đích của tố tụng hành chính là bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của người dân và tổ chức, đảm bảo các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực theo đúng quy định của pháp luật.
2. Khái niệm tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự giữa các cá nhân, cơ quan/tổ chức thường liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng, bồi thường thiệt hại, quyền lợi và nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các vấn đề khác thuộc phạm vi pháp luật dân sự.
Tố tụng dân sự là công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong các tranh chấp dân sự. Mục đích của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo các tranh chấp được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, qua đó góp phần duy trì trật tự xã hội và công lý.
Tìm hiểu thêm:
>> Các nguyên tắc tố tụng dân sự;
>> Tố tụng là gì và các loại tố tụng hiện nay.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính có 5 điểm giống nhau như sau:
1. Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên
Theo quy định pháp luật, các bên đương sự (nguyên đơn, bị đơn trong tố tụng dân sự; người khởi kiện, người bị kiện trong tố tụng hành chính) đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình tố tụng.
Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tố tụng được bảo vệ công bằng, không bị phân biệt đối xử, đồng thời giúp Tòa án xét xử dựa trên cơ sở khách quan.
2. Thủ tục xét xử công khai
Cả tố tụng hành chính và tố tụng dân sự đều tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai. Theo đó, các phiên tòa được tổ chức công khai để đảm bảo tính minh bạch, trừ trường hợp có lý do đặc biệt cần thiết phải xét xử kín.
Nguyên tắc này giúp các bên tham gia tố tụng và công chúng có thể theo dõi quá trình xét xử vụ án một cách rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch và công khai của Tòa án.
Ví dụ:
Trường hợp cần bảo vệ bí mật nhà nước hoặc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân/tổ chức.
3. Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Theo quy định pháp luật Việt Nam, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết cả vụ việc hành chính và dân sự.
Tòa án nhân dân các cấp (huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao) có thẩm quyền giải quyết các vụ việc từ sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
Quy định này đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống Tòa án tại Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến cả lĩnh vực hành chính và dân sự.
4. Quyền kháng cáo, kháng nghị
Cả hai loại tố tụng đều đảm bảo quyền kháng cáo của các bên đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát. Trong đó:
➧ Quyền kháng cáo cho phép các bên đương sự yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án nếu không đồng ý với bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới.
➧ Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát được sử dụng nếu phát hiện các sai sót trong quá trình xét xử, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên được bảo vệ đúng theo quy định pháp luật.
5. Quy trình xét xử qua các cấp Tòa án
Cả tố tụng hành chính và tố tụng dân sự đều có quy trình xét xử qua nhiều cấp, từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm/tái thẩm (nếu có).
Việc có nhiều cấp xét xử giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng, cho phép các bên đương sự có cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình khi thấy phán quyết chưa phù hợp theo quy định pháp luật.
Dưới đây, Kế toán Anpha sẽ so sánh 9 điểm khác nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự chi tiết nhất:
1. Đối tượng khởi kiện
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, hoặc người có thẩm quyền |
Tranh chấp dân sự về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân, tổ chức |
2. Bên khởi kiện
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Người khởi kiện: cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định/hành vi hành chính |
Nguyên đơn: cá nhân/tổ chức khởi kiện khi cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. |
Bài viết liên quan:
>> Dịch vụ khiếu nại hành chính;
>> Dịch vụ khởi kiện tranh chấp hành chính.
3. Bên bị kiện
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Người bị kiện: cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước |
Bị đơn: cá nhân, tổ chức bị nguyên đơn kiện có liên quan đến tranh chấp dân sự |
4. Cơ sở pháp lý
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 |
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 |
5. Mục tiêu tố tụng
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức bị xâm phạm bởi quyết định/hành vi hành chính |
Giải quyết các tranh chấp dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên |
6. Thủ tục hòa giải
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Không bắt buộc hòa giải trước khi xét xử |
Bắt buộc hòa giải trước khi xét xử (trừ trường hợp đặc biệt) |
7. Thời hiệu khởi kiện
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định/hành vi hành chính |
2 - 3 năm tùy loại tranh chấp dân sự cụ thể |
8. Tính chất án vụ
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Thường liên quan đến quyền lực nhà nước và tính chất công quyền |
Thường liên quan đến quyền tài sản, nhân thân hoặc các nghĩa vụ dân sự |
9. Trách nhiệm chứng minh
Tố tụng hành chính |
Tố tụng dân sự |
Bị đơn (cơ quan nhà nước) phải có trách nhiệm chứng minh tính hợp pháp của quyết định/hành vi hành chính |
Nguyên đơn (người khởi kiện) có trách nhiệm chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình |
IV. Các câu hỏi liên quan đến tố tụng hành chính và tố tụng dân sự
1. Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là toàn bộ quá trình, thủ tục pháp luật quy định để giải quyết, xử lý tranh chấp hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các quyết định, hành vi hành chính giữa:
- Cá nhân/tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước;
- Cá nhân/tổ chức với người có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Tố tụng dân sự là gì?
2. Những điểm giống nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự?
Theo quy định pháp luật Việt Nam, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính có 5 điểm giống nhau sau:
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên;
- Thủ tục xét xử công khai;
- Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Quyền kháng cáo, kháng nghị;
- Quy trình xét xử qua các cấp Tòa án.
>> Xem chi tiết: Các điểm giống nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự.
3. Những điểm khác nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự?
Những điểm khác nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Đối tượng khởi kiện;
- Đương sự tham gia tố tụng;
- Mục tiêu tố tụng;
- Thủ tục hòa giải;
- Thời hiệu khởi kiện;
- Tính chất vụ án;
- Trách nhiệm chứng minh.
>> Xem chi tiết: Các điểm khác nhau giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha